Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Hậu trường việc Facebook tạo nên bộ Reactions mới (Phần 1)

Trương Quốc Bảo
26/02/16
Reactions

Reactions, bộ biểu tượng cảm xúc mới đã chính thức đổ bộ xuống Facebook của người dùng toàn cầu sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm. Nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng để ra mắt một thay đổi mang tính lịch sử này cần trải qua khá nhiều quá trình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm:

Facebook là nơi để chúng ta chia sẻ tất cả mọi thứ với bạn bè, những người thân quen, từ chúc mừng, động viên hay lời chia buồn. Đôi khi đơn giản chúng ta không muốn bình luận điều gì, mà chỉ muốn đối phương biết mình đã đọc dòng chia sẻ của họ, hay đồng cảm với một hoàn cảnh nào đó. Vì vậy, năm 2009 Facebook đã giới thiệu đến người dùng một nút để người dùng tương tác với nhau mà không cần bình luận, đó chính là nút "Like" (y). Nút này giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian, vì nhiều trường hợp bạn chỉ cần bấm "like" thay vì bình luận "ê tui xem rồi nha bồ", "đã đọc nhưng không quan tâm :v", "liệu hồn, tui đọc rồi, like dằn mặt nè" hay đơn giản cho đối phương biết "tui vẫn còn tồn tại". Nhưng, không phải nút "like" phù hợp trong mọi ngữ cảnh.

Reactions

Đã đến lúc cải tiến nút "Like"

Mọi người đã nói nhiều đến việc họ muốn có nhiều cách hơn để tương tác, thể hiện cảm xúc trên Facebook. Khoảng một năm về trước, Mark Zuckerberg đã thành lập một team để bắt đầu một dự án nghiêm túc mang tên "Reactions", về việc làm thế nào để nút "like" biểu cảm hơn. Và tất cả người dùng đều hào hứng khi biết quá trình hoàn thiện phím "like" đang được Facebook tiến hành.

Không đơn giản như mọi người nghĩ, code vài dòng vào là có thêm lựa chọn như Dislike, Wow,... các thứ, dự án này gặp rất nhiều thử thách. Có những thách thức dễ nhận thấy như làm sao để mọi nền tảng khác nhau, web, iOS, Android, Windows, cũng như nhiều loại thiết bị cũ và mới, đều tương thích với tính năng này. Like, Comment và Share là 3 phím được người dùng tương tác thường xuyên, vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen sử dụng của họ. Facebook cần phải nghiên cứu rất lâu để mọi sự đổi khác phải trở nên thật tự nhiên, dễ hiểu và không làm mọi người cảm thấy xa lạ.

Có nhiều câu hỏi cần câu trả lời trong khi phát triển: Reactions là gì? Mọi người trên thế giới sẽ hiểu chúng thế nào? Làm gì để mọi người sử dụng Reactions nhiều nhất? Làm sao để mọi người tương tác với chúng dễ dàng. Rất phức tạp khi thay đổi nút "like" quen thuộc vốn đang dễ dàng và tiện dụng phải không nào.

Reactions

Điều quan trọng là những nhà phát triển phải đặt vị thế của mình vào người dùng, đồng cảm và hiểu được điều họ thực sự muốn. Tất cả biểu tượng trong bộ Reactions phải có cách diễn đạt dễ hiểu và đa dạng để người dùng thể hiện cảm xúc, nhưng lại không được trở nên rối rắm. Facebook đã tách vấn đề thành hai công đoạn riêng biệt và thực hiện chúng song song:

Đối với cả hai công đoạn, Facebook đã đưa ra những nguyên tắc "bất di bất dịch" và sử dụng chúng như một công thức chung để hoàn thành dự án. Công thức này cùng những kết quả từ dữ liệu, nghiên cứu thực tế, kiến thức từ đội ngũ giỏi giang dưới quyền Mark đã đem đến cho chúng ta một bộ Reactions hoàn chỉnh như hôm nay.

Vậy là chúng ta đã hiểu hơn về nguyên nhân và động lực khiến Facebook phải "lao tâm khổ trí" hoàn thiện nút "like" vốn đã rất quen thuộc. Để hiểu rõ hơn về quá trình cải tiến phím "like", mời các bạn đón đọc Phần 2 vào 22 giờ tối nay.

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...