Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Câu chuyện cập nhật hệ điều hành cho smartphone: Samsung cuối cùng đã thay đổi để hoàn thiện hơn

Duy Linh
23/08/20

Bạn đang dùng hệ điều hành nào, Android hay iOS? Phiên bản hệ điều hành của bạn là bao nhiêu? Lần cuối bạn cập nhật phần mềm smartphone khi nào? Nếu bạn trả lời được các câu hỏi trên thì chắc hẳn bạn thuộc tuýp người khá quan tâm đến các bản cập nhật. Còn nếu không thì đọc ngay bài viết này đi, biết đâu sau đó bạn sẽ chịu khó kiểm tra các bản cập nhật nhiều hơn đó. 

Các bản cập nhật ảnh hưởng như thế nào đến người dùng? 

Tùy theo tính chất của bản cập nhật, là bản cập nhật lớn như nâng cấp hệ điều hành, giao diện người dùng hay là bản cập nhật nhỏ như vá bảo mật, sửa các lỗi hệ thống mà chúng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến trải nghiệm người dùng.

OneUi và Experience UX
Sự khác biệt OneUI và Experience UX

Đối với các bản cập nhật lớn thường mang lại nhiều điều mới mẻ. Mình lấy Samsung là ví dụ cho những bản cập nhật lớn sẽ thay đổi thế nào đến các chiếc smartphone.

Chẳng hạn với bản cập nhật Android 9, nó sẽ đi kèm theo bộ giao diện One UI hoàn toàn mới, đem lại rất nhiều trải nghiệm khác biệt. Hay gần đây chính là việc sau khi cập nhật lên One UI 2.1, bộ đôi Galaxy A51Galaxy A71 có thêm tính năng Chụp một chạm mới vốn chỉ có trên các thiết bị Galaxy cao cấp. 

Việc nhà sản xuất tung ra các bản cập nhật cho smartphone dù lớn hay nhỏ đều sẽ mang lại cho người dùng cảm giác được quan tâm. Nhất là với nhóm người dùng flagship thì việc bỏ ra hơn 15 triệu để sở hữu một chiếc smartphone chỉ được vỏn vẹn vài bản vá lỗi thì thật không thỏa đáng.

Những hãng đang làm tốt nhất công tác cập nhật smartphone?

Đầu tiên phải nói lại sự khác nhau giữa iOS và Android chính là việc Android bị phân mảnh. Mỗi hãng có cho mình 1 bộ giao diện người dùng riêng, lộ trình cập nhật cũng khác nhau nên việc so sánh chỉ sẽ mang tính tương đối. 

iPhone 6s vẫn chạy được iOS 14
iPhone 6s vẫn chạy được iOS 14

Trên phương diện chung, chẳng ai qua nổi Apple về khoản hỗ trợ phần mềm, vì đơn giản iPhone 6s ra mắt năm 2015 đến nay vẫn nhận được bản iOS 14 mới nhất. 5 năm là con số đủ dài để bất kỳ ai cũng có thể thay điện thoại mới, việc hỗ trợ lâu đến vậy giúp giá trị sử dụng của các chiếc iPhone được kéo dài ra. 

Giao diện MiUI 12 của Xiaomi
Giao diện MiUI 12 của Xiaomi

Về phía Android thì vô địch cập nhật lâu vẫn lại là Xiaomi với MIUI, điển hình là Redmi Note 4 chiếc máy giá rẻ ra mắt năm 2016 vẫn nhận được bản cập nhất MIUI 12 mới nhất. Trong khi đó, ngay cả chính Google cũng chỉ phát hành cho con cưng Pixel ba bản cập nhật lớn mà thôi.

Thậm chí đến ColorOS, vốn được gắn mác là nặng hề và chậm cập nhật nhất cũng đã thay đổi từ từ ColorOS 7. Hay Samsung với truyền thống ‘dù thấp hay cao, chỉ 2 là đủ’ gần đây cũng đã thay đổi chính sách cập nhật lên 3 năm. Cho thấy các hãng Android đang cố gắng làm tốt công tác hỗ trợ, cập nhật mỗi ngày.

Tại sao đến bây giờ Samsung mới thay đổi chính sách, người dùng được hưởng lợi gì?

Bộ đôi flagship Galaxy đời 8 bị bỏ rơi khỏi Android 10
Bộ đôi flagship Galaxy S8 và Note 8 bị bỏ rơi khỏi Android 10

Samsung đã luôn bị chỉ trích khi chỉ hỗ trợ cập nhật 2 năm cho cả flagship lẫn tầm trung rồi giá rẻ. Nhưng việc này đã trở nên căng thẳng khi thế hệ Galaxy S8Note 8 đều là những flagship khơi mào cuộc chiến nâng giá mà chẳng thể lên nổi Android 10. Điều đó sẽ tiếp tục xảy ra với S9 và Note 9 trong phiên bản Android 11.

Nhưng mới đây, Samsung đã có thông báo về chính sách cập nhật mới mới. Cụ thể, hãng sẽ hỗ trợ 3 năm cho các sản phẩm ra mắt cùng Android 9 như Galaxy S10 series, Note 10 series,... Vậy tại sao đến bây giờ hãng mới quyết định là điều ấy?

Câu trả lời sẽ có 2 yếu tố. Một là có lẽ hiện tại, cấu hình trên các thiết bị đã quá mạnh mẽ, tình trạng giật lag, xung đột phần cứng với phần mềm đã được giảm thiếu tối đa. Hai là về việc mức giá của các flagship Samsung ngày càng tăng cao, do đó người dùng cần nhận về thời gian hỗ trợ tương xứng với giá tiền họ bỏ ra. 

Samsung luôn thống nhất trải nghiệm giao diện cho cả cao cấp lẫn giá rẻ
Samsung luôn thống nhất trải nghiệm giao diện cho cả cao cấp lẫn giá rẻ

Ngoài ra ở Samsung, chúng ta còn thấy được sự đồng đều về phần mềm của cả cao cấp lẫn giá rẻ. Đây chính là bước đi của một ông lớn, khi tất cả người dùng dù phân khúc nào cũng được đối xử công bằng. Bởi hầu hết nhiều nhà sản xuất chỉ chăm lo cho các chiếc flagship mà bỏ quên đi các thiết bị tầm trung, giá rẻ vốn chiếm tỷ trọng rất lớn về cả doanh thu lẫn doanh số. 

Như vậy chúng có thể thấy việc cập nhật phần mềm mang lại rất nhiều lợi ích, cả với Android lẫn iOS. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, nhiều bản cập nhật ban đầu có thể gây xung đột nóng máy, hao pin hay mất vài tính năng, đó cũng là lý do nhiều người dùng không muốn lên đời vội, nhất là iOS. Nhưng ở một góc độ nào đó thì việc nhận các bản cập nhật mới vẫn là điều tốt, niềm vui cho người dùng.

Bạn đang dùng giao diện của hãng nào? Bạn có thường cập nhập không? Hãy để lại những các chia sẻ bên dưới nhé!

Xem thêm: Chính sách cập nhật phần mềm mới của Samsung: Dưới đây là danh sách các thiết bị được cập nhật 3 năm hệ điều hành Android

Biên tập bởi Lê Hải Nam
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...