Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Cảnh báo chiêu trò giả mạo công ty, lừa hàng trăm du khách mua gói du lịch giá rẻ

Phạm Hữu Thành
30/06/22
Cảnh giác chiêu trò giả mạo công ty, lừa du khách mua gói du lịch giá rẻ
Bà con cảnh giác chiêu trò lừa mua gói du lịch giá rẻ (ảnh: Zingnews)

Lợi dụng nhu cầu của người dân đi du lịch tăng cao trong dịp nghỉ hè, nhiều đối tượng trên các hội nhóm mạng xã hội ra sức chào mời các combo du lịch giá rẻ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân. Thông tin này mình vừa đọc trên Báo Lao Động, thấy hữu ích nên chia sẻ cùng mọi người.

Trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo… với giá chỉ từ 1.5 - 3 triệu đồng trên người, du khách có thể đến các điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Sapa… và được hưởng trọn bộ vé máy bay khứ hồi, ăn sáng và ngủ tại khách sạn hạng sang. Tin tưởng vào các combo giá rẻ, không ít người mất trắng cả chục triệu đồng từ những đối tượng lừa đảo.

Chị H.T.L (34 tuổi, Hà Nội) đăng bài tìm phòng nghỉ cho chuyến du lịch Quy Nhơn - Bình Định từ ngày 5 đến 8/6 và được một tài khoản tên M.A tư vấn. Người này giới thiệu cho chị L. combo 4 ngày 3 đêm bao gồm vé máy bay khứ hồi, phòng nghỉ tại khách sạn 4 sao và miễn phí bữa sáng buffet tại khách sạn với giá 3 triệu đồng một người lớn và 1.5 triệu đồng đối với trẻ em.

Mọi người cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua gói du lịch giá rẻ
Nhiều người lên tiếng bị lừa bởi gói combo du lịch giá rẻ

“M.A gửi mã đặt chỗ máy bay, khách sạn và yêu cầu tôi thanh toán đủ combo cho 5 người lớn, một trẻ em. Khi kiểm tra trang cá nhân Facebook và Zalo M.A thấy có nhiều khách chia sẻ ảnh đi du lịch, bình luận dưới bài đăng khen uy tín nên tôi cũng tin tưởng chuyển khoản”, H.T.L chia sẻ.

Sau khoảng 2 giờ, chị L. nhận được những hình ảnh hóa đơn thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, gần ngày bay chị gọi điện xác nhận với hãng hàng không và khách sạn thì nhận được thông báo mã vé bị hủy vì không thanh toán trong 24 giờ.

“Biết tôi đã phát hiện ra việc lừa đảo, đối tượng này lập tức chặn liên lạc khiến tôi không thể gọi điện hay nhắn tin được nữa. Sau đó, tôi kiểm tra lại thì nhận ra giấy tờ căn cước và ảnh thẻ mà người này cung cấp trước đó cũng là giả mạo”, chị L. chia sẻ.

Trước đó, tối ngày 7/6 trong giới kinh doanh du lịch Việt Nam đồng loạt chia sẻ thông tin về một vụ việc gây xôn xao, đoàn khách 144 người đi Phú Quốc (Kiên Giang) gặp sự cố ra sân bay mới biết không có vé. 

Mọi người cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua gói du lịch giá rẻ
Hàng trăm khách hành bị lừa đảo tour du lịch giá rẻ (Ảnh: VTV)

Những đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ảo, có ảnh và tên được lấy cắp trên mạng. Họ tự xưng là nhân viên hay cộng tác viên của các công ty du lịch lữ hành. Khi thực hiện hành vi của mình, các đối tượng ra sức mời chào, giục khách chuyển tiền để đặt vé trước với lý do đang mùa cao điểm nếu không sẽ hết chỗ. Sau khi đã nhận được tiền chuyển khoản, các đối tượng sẽ chặn mọi liên lạc với khách. 

Theo ông Lê Xuân Hưởng - Giám đốc Công ty Du lịch Tầm Nhìn Việt, với những đoàn lớn như 144 người, các công ty du lịch sẽ không mua vé lẻ cho từng khách mà sử dụng các “series booking” đã mua sẵn. Tuy nhiên, các các “series booking” cũng có mã đặt chỗ nhưng khách hàng cũng không thể kiểm tra được.

“Series booking được hiểu đơn giản là các đại lý, công ty du lịch mua một lượng lớn vé giá tốt từ các hãng hàng không nhưng chưa vào tên khách hàng. Số vé này cũng chỉ được bay trong khoảng thời gian nhất định. Phải tới khi công ty gom đủ người, họ mới vào tên và xuất vé, khi đó khách mới có thể kiểm tra. Nếu không đủ khách, bên bán sẽ mất tiền”, ông Hưởng cho biết.

Theo ông Lê Xuân Hưởng, combo du lịch giá rẻ không đồng nghĩa với lừa đảo. “Combo du lịch đang trở thành sản phẩm kinh doanh chủ đạo của các đơn vị lữ hành vì tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, khách hàng dễ bị người bán “bẫy” bằng những thông tin mập mờ”, ông Hưởng cho biết.

Mọi người cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua gói du lịch giá rẻ
Mọi người cần chọn các công ty du lịch uy tín (Ảnh: Zingnews)

Theo ông Hưởng, hiện nay, chiêu phổ biến nhất của các đối tượng lừa đảo là làm giả giấy tờ thanh toán hoặc mạo danh những đơn vị uy tín. Bên cạnh đó, những đối tượng này còn sử dụng nhiều hình thức lừa đảo dưới danh nghĩa như thanh lý, trao đổi các combo giá rẻ.

Để đảm bảo có chuyến đi chất lượng, ông Hưởng khuyên khách hàng nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của các đơn vị uy tín hoặc ưu tiên mua từ bạn bè, người quen. Nếu mua lần đầu, khách hàng nên kiểm tra kỹ uy tín người bán và giá vé máy bay, phòng khách sạn ở thời điểm đặt. Nếu mức giá quá rẻ khoảng 20-50% so với tự đặt, du khách cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuống tiền. 

“Khi giao dịch, khách hàng nên làm việc với các bên có email chính thức của công ty. Ngoài ra, với những combo kèm vé máy bay, du khách cần chú ý số hiệu chuyến bay. Mỗi số hiệu chuyến bay thường ứng với hành trình nhất định, không chuyến nào giống chuyến nào”, ông Hưởng cảnh báo.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) trước đó đã có khuyến cáo về combo du lịch giá rẻ. Cụ thể, cơ quan chức năng ghi nhận thông tin người tiêu dùng được quảng cáo hoặc được giới thiệu các gói du lịch giá rẻ, tiết kiệm chi phí lên tới 30-50% so với giá gốc.

Mọi người cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua gói du lịch giá rẻ
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Ảnh: Báo Thanh niên)

Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều người tiêu dùng phản ánh về chất lượng dịch vụ không đúng như quảng cáo, phải nộp thêm tiền phụ phí hoặc bị cắt giảm dịch vụ, sản phẩm hoặc công ty cung cấp dịch vụ trì hoãn không thực hiện các trách nhiệm cam kết trong hợp đồng giao dịch.

Thậm chí, có hiện tượng đối tượng lừa đảo, nhận tiền đặt cọc mua gói du lịch trị giá nhiều tỉ đồng rồi bỏ trốn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều người tiêu dùng. 

Để tránh những hệ lụy đáng tiếc, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng tìm hiểu kỹ thông tin về công ty cung cấp dịch vụ du lịch, các chương trình khuyến mãi trước khi lựa chọn sản phẩm; chọn dịch vụ của những công ty uy tín để tránh bị lừa và có đầu mối để phản ánh, khiếu nại khi có vấn đề.

Bạn đã từng gặp tình trạng lừa đảo này chưa?

Ngoài ra, các bạn hãy tham khảo ngay các mẫu smartphone 5G giá tốt, chính hãng tại Thế Giới Di Động để luôn cập nhật tin tức mới nhất về các chiêu trò lừa đảo. Bấm vào nút cam bên dưới để xem chi tiết.

MUA SMARTPHONE HỖ TRỢ 5G GIÁ TỐT

Xem thêm:

Biên tập bởi Nguyễn Quý Nghiêm
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...