Cần kiểm tra những gì khi chọn mua máy cũ, chia sẻ với bạn vài kinh nghiệm nhỏ này để tránh bị tiền mất tật mang
Có nhiều lí do để bạn đi đến quyết định chọn mua máy cũ, vì muốn tiết kiệm được một khoản tiền, cũng có thể vì muốn trải nghiệm các công nghệ mới, cao cấp với mức giá dễ chịu hơn.
Việc mua máy cũ rõ ràng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro về chất lượng, nhất là trong bối cảnh hàng giả, hàng dựng đang được bày bán tràn lan, vàng thau lẫn lộn.
Là một người dùng cơ bản nhưng bạn cũng nên trang bị một vài kiến thức để hạn chế bớt rủi ro khi mua máy cũ. Trong bài viết này mình sẽ gợi ý một vài mẹo kiểm tra máy cũ nhanh, mời bạn cùng theo dõi.
1. Kiểm tra ngoại hình bên ngoài
Phần này có vẻ dễ khi bạn chỉ cần soi kĩ mọi góc cạnh của thiết bị, xem thử khung viền, mặt lưng có các vết cấn móp, xước xát hay không. Đây là một bước khá quan trọng trong việc đánh giá xem chúng có còn đáng mua không.
Đối với các máy có ngoại hình quá xuống cấp, có dấu hiệu rơi vỡ thì bạn nên tránh xa, bởi vì độ toàn diện của linh kiện rất khó đảm bảo, chẳng ai biết được vào một ngày đẹp trời nào đó thiết bị cũ kia đột ngột bị sọc màn hình hay thậm chí chết nguồn hay không.
Thế nhưng nếu mua phải một một smartphone hay tablet có ngoại hình quá lung linh thì bạn cũng nên cẩn thận kiểm tra kĩ vì rất có thể sẽ dính phải hàng thay lại vỏ.
2. Độ nguyên bản của linh kiện
Độ nguyên bản hay độ "zin" của linh kiện theo mình mới là điều phải chú ý nhất khi đi mua máy cũ. Người bán có thể cam kết rằng máy của họ chưa từng bị tháo ra, thay thế linh kiện lần nào, nhưng nếu cho mở máy để kiểm tra thì bạn cứ mạnh dạn xem qua cho chắc ăn.
Khi bạn thấy một vài dấu hiệu lạ như có nhiều dấu vân tay bám trên các linh kiện, nhiều tem giấy dán chồng lên nhau, giấy quỳ đã chuyển màu đỏ vì đã tiếp xúc với chất lỏng thì không nên chọn mua các loại máy này.
Trong trường hợp cửa hàng không cho mở máy, bạn có thể nhìn kĩ xem các đầu ốc vít có bị biến dạng vì bị tháo mở quá nhiều lần hay chưa.
3. Kiểm tra các tính năng cơ bản
Sau khi săm soi kĩ về ngoại hình ta bắt đầu kiểm tra các chức năng cơ bản của máy. Một vài hãng có thể sẽ có bộ mã riêng để kiểm tra, ví dụ với Samsung bạn chỉ cần nhập *#0*# trong ứng dụng Điện thoại thì sẽ hiện ra giao diện ẩn để test toàn bộ tính năng của máy như màn hình, WiFi, Bluetooth, loa, rung,...
Còn nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ các mã test nhanh thì vẫn có thể test thủ công từng tính năng, hiện đã có rất nhiều bài viết, video hướng dẫn, bạn nên tham khảo qua nhé.
Ngoài ra chúng ta còn phải kiểm tra các cổng kết nối như cổng sạc, cổng âm thanh 3.5 mm, các phím tăng giảm âm lượng có còn hoạt động tốt hay không.
4. Các yếu tố về phần mềm
Các thiết bị ra mắt trong những năm gần đây đã có độ bảo mật rất cao, cả Android và iOS bây giờ đều có cơ chế khoá bảo mật từ xa, có thể kể ra như iCloud của Apple, Knox của Samsung, MiCloud của Xiaomi,... sẵn sàng biến máy của bạn thành cục gạch nếu nhập sai mật khẩu quá nhiều lần.
Thế nên lúc mua máy bạn phải yêu cầu người bán phải đăng xuất tất cả các tài khoản và khôi phục cài đặt gốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng sau này.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể truy ra được nguồn gốc xuất xứ của thiết bị thông qua mã IMEI. Bạn chỉ cần truy cập website của nhà sản xuất, nhập mã và đối chiếu lại xem các thông tin có trùng khớp với thiết bị bạn đang cầm không, chưa kể một vài hãng có thể cung cấp luôn thời hạn bảo hành còn lại.
Chọn mua máy cũ tốt, hãy đến Thế Giới Di Động
Thế Giới Di Động hiện vẫn kinh doanh các smartphone, tablet, laptop,... cũ với mức giá dễ chịu hơn rất nhiều so với hàng mới. Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu với cam kết 100% chính hãng, còn bảo hành dài, hỗ trợ 1 đổi 1 trong tháng đầu tiên nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất.
Việc chọn mua cũng rất đơn giản khi bạn chỉ cần để lại thông tin, số điện thoại và lấy máy trực tiếp tại siêu thị, vẫn được áp dụng chính sách trả góp (xét duyệt qua điện thoại).
Bên cạnh đó, Thế Giới Di Động cũng hỗ trợ chuyển hàng về siêu thị gần bạn nhất với mức chi phí 50.000 đồng đối với smartphone, 70.000 đồng cho tablet và 90.000 đồng cho laptop.
Lưu ý mức giá này có thể thay đổi, phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau, nên bạn hãy liên hệ với nhân viên để biết trước được khoản phí phát sinh này.
Bạn đã từng chọn được chiếc máy cũ nào tại Thế Giới Di Động chưa? Chia sẻ thêm cho mọi người cùng biết tại mục bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách tránh bị lừa mua phải hàng giả khi đi mua CPU máy tính
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.