Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Camera bật lên là sự phát triển của điện thoại nắp trượt

Phạm Hoài Thanh
24/06/18
vivo-nex

Theo cây viết Andrew Martonik đến từ trang Android Central, thiết kế camera dạng bật lên trên smartphone chính là sự phát triển của điện thoại nắp trượt trước kia. Dưới đây là phần nhận xét của Andrew được Thế Giới Di Động lược dịch lại.

“Mới đây nhất, Vivo NEX ra mắt với camera trước dấu trong cạnh trên, chỉ bật lên như một mô đun nhỏ khi kích hoạt, còn OPPO thậm chí sử dụng cơ chế tương tự cho toàn bộ phần đầu Find X với một khay trượt bao gồm cả camera trước lẫn camera sau.

Một số người cho rằng cấu trúc ẩn camera này chỉ là nỗ lực nhất thời và nghèo nàn, khi tính sáng tạo không mang lại lợi ích thực sự. Tôi lại thấy thực tế hơn: Đây là sự phát triển cần thiết của công nghệ để cung cấp cho người dùng tất cả những thứ họ muốn.

camera pop-up
Camera bật lên trên Vivo NEX

Trước tiên, hãy quay lại lịch sử, trở về đầu những năm 2000, thời điểm điện thoại cơ bản còn thịnh hành. Lúc đó, điện thoại như một “thanh kẹo” với màn hình nhỏ và bàn phím chiếm phần lớn mặt trước.

Theo thời gian, khi nhu cầu cho các tính năng thay đổi, người dùng muốn có màn hình màu lớn và camera tốt hơn, vậy là điện thoại trở nên to hơn. Thế nhưng, kích thước nhỏ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Vì thế, điện thoại nắp gập ra đời.

Chẳng mấy chốc, chúng ta lại muốn sử dụng màn hình lớn hơn nữa và sẵn sàng chấp nhận bàn phím đặt ở phía sau, dẫn đến sự xuất hiện của điện thoại nắp trượt theo chiều dọc. Ở giai đoạn điện thoại phổ thông đang chuyển dần sang điện thoại thông minh, điện thoại nắp trượt theo chiều ngang và điện thoại có bản lề với bàn phím QWERTY đầy đủ là những sản phẩm kế tiếp ra đời.

Điện thoại nắp trượt

Ngày ấy, ăng ten có thể thu vào, nhiều cơ chế xoay màn hình và thiết kế bàn phím mới lần lượt ra đời, nghĩa là điện thoại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các bộ phận chuyển động. Chúng hình thành bởi lúc đó linh kiện không đủ nhỏ và công nghệ không đủ tốt để một thiết bị không cần đến những bộ phận di động mà vẫn làm được mọi thứ người dùng mong muốn.

Người dùng hẳn không hề thích việc phải thực hiện thao tác trượt lên - xuống để mở - đóng bàn phím hàng chục lần trong ngày, nhưng họ buộc phải chấp nhận.

Bây giờ, chúng ta phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan” tương tự cho điện thoại thông minh, nhưng theo một góc độ hoàn toàn khác.

oppo
Người dùng muốn smartphone viền mỏng, nhưng không muốn thấy tai thỏ

Điện thoại ngày nay hoàn toàn ở trạng thái rắn, không có những bộ phận chuyển động và "nhồi nhét" được nhiều công nghệ hơn. Điện thoại nắp trượt hay nắp gập không còn, nút vật lý được giảm xuống mức tối thiểu, trong khi mặt lưng cùng với pin không thể tháo rời được nữa.  

Mọi người muốn điện thoại thông minh có màn hình lớn hơn, cho trải nghiệm giải trí tốt hơn nhưng thân máy vẫn phải nhỏ gọn để việc cầm nắm và thao tác trở nên dễ dàng. Họ muốn viền màn hình thật mỏng (hay loại bỏ hoàn toàn phần viền), “khinh miệt” tai thỏ nhưng không muốn camera có vị trí kỳ lạ, loa nhỏ hoặc thiếu cảm biến.

Kết quả là: Các thành phần di động trên điện thoại lại “phải” xuất hiện, nhưng theo cách tiện lợi hơn. Một tính năng từng là nguyên lý cốt lõi của điện thoại cơ bản vào những năm 2000 giờ đây được hiện đại hóa và tự động hóa (thay vì thực hiện thủ công bằng tay như trước) để mang lại những thứ mà chúng ta không muốn thấy, nhưng bắt buộc phải chấp nhận.

OPPO Find X
Camera trượt lên trên OPPO Find X

Kỹ thuật thiết lập bộ phận tự động trượt lên - xuống trên Vivo NEX hay OPPO Find X chắc chắn là rất phức tạp. Để làm được điều này, cả Vivo lẫn OPPO phải chấp nhận sự đánh đổi: NEX sử dụng cảm biến vân tay bên trong màn hình có tốc độ đọc chậm hơn (và kích thước cũng khá lớn), còn Find X bị loại bỏ hẳn cảm biến vân tay, nhưng chúng vẫn là những thành quả đáng ghi nhận của 2 hãng công nghệ.

Và khi ai đó nói rằng họ muốn thấy màn hình lớn trong một thân máy nhỏ và không có viền, đây là cách duy nhất mà các hãng sản xuất có thể đáp ứng ở thời điểm hiện tại: Tạo những thành phần dịch chuyển.

popup-camera

Về lâu dài, thiết kế này có thể không trở nên phổ biến, nhưng cũng không phải chỉ là xu hướng nhất thời. Nó ra đời vì nhu cầu của người dùng, nên chúng ta phải làm quen, giống như cách chúng ta đã dần quen với điện thoại nắp trượt hơn chục năm về trước”.

Vừa rồi là những nhận định của Andrew Martonik, còn với cá nhân bạn, bạn có quan điểm như thế nào về thiết kế camera bật lên trên Vivo NEX và OPPO Find X? Cùng chia sẻ quan điểm thông qua phần bình luận ở bên dưới nhé!

Xem thêm: Đánh giá cơ chế camera pop-up: Vivo hay OPPO đã làm tốt hơn?

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...