Ưu nhược điểm 9 thiết bị chụp ảnh: Smartphone, compact, DSLR? (P.3)

Thật khó để chọn mua một chiếc máy ảnh phù hợp. Có quá nhiều thương hiệu, sản phẩm và công nghệ máy ảnh khác nhau, và cái nào cũng tự xưng là tốt nhất (đương nhiên!).
Bài viết này sẽ phân các loại máy ảnh ra thành từng loại khác nhau, với các công nghệ khác nhau, từ đó giúp bạn có một số kiến thức nhất định khi chọn mua máy ảnh, phù hợp nhu cầu và túi tiền của mình nhất.
Chúng ta cùng giải đáp 9 câu hỏi lớn và thường gặp khi chọn mua máy ảnh nhé!
(tiếp theo phần 3...)
7. Máy ảnh không gương lật có thể hoán đổi ống kính (Mirroless)

Hệ thống máy ảnh nhỏ gọn không gương lật có thể hoán đổi ống kính đang là khuynh hướng cho rất nhiều người chọn lựa. Nhiều người xem như một thay thế DSLR để có sự linh hoạt, gọn nhẹ mà chất lượng ảnh rất tốt. Một điều quan trọng là dòng này có thể thay đổi ống kính như máy ảnh DSLR.
Một số có sẵn kính ngắm, một số không, và có thể gắn thêm kính ngắm nếu thích. Kính ngắm có loại quang học và có loại điện tử tuỳ ý người dùng. Có dòng máy có cảm biến ảnh Full-Frame như Sony Alpha 7 / 7R, và hầu hết sử dụng cảm biến định dạng APS-C (tương đương cảm biến dòng Crop DSLR) hoặc nhỏ hơn.
Máy ảnh mirrorless vẫn phù hợp với các nhu cầu chụp ảnh thường như chụp ảnh gia đình, du lịch, chụp ảnh chân dung phong cảnh. Tuy nhiên không như DSLR, máy mirrorless khó đáp ứng cho chụp ảnh chuyên nghiệp, dịch vụ với tần suất hoạt động cao hay chụp ảnh cần tốc độ lấy nét nhanh, ở môi trường ánh sáng yếu.
+ Ưu điểm:
- Có khả năng hoán đổi ống kính.
- Thường nhỏ hơn và gọn nhẹ hơn dòng DSLR.
- Rất nhiều tính năng.
- Tích hợp Wifi.
- Màn hình cảm ứng.
- Các bộ lọc màu, hiệu ứng khá tốt.
- Nhược điểm:
- Cồng kềnh hơn máy compact.
- Lấy nét tự động không nhanh như DSLR.
- Một số dòng không có kính ngắm.
- Chưa đa dạng kích thước cảm biến.
- Tùy chỉnh phức tạp hơn máy compact.
8. Máy ảnh Full-Frame DSLR

Quyết định chọn cần xác định nhu cầu chuyên nghiệp và nhu cầu sử dụng vào công việc thực sự. Một máy ảnh Full-Frame DSLR sẽ tăng thêm chất lượng ảnh chụp, so với máy ảnh DSLR thường, nhưng giá bán của dòng này lại cao hơn nhiều.
Máy ảnh Full-frame là máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh có cùng cỡ như cỡ khung hình film chuẩn 35 mm (36×24 mm). Trái ngược với phần lớn máy ảnh số, cả compact và DSLR, sử dụng khung hình nhỏ hơn 35 mm vì việc sản xuất cảm biến ảnh nhỏ hơn thì dễ hơn, rẻ hơn.
Cảm biến full-frame lớn hơn sẽ thu nhiều ánh sáng hơn, khả năng xử lý nhiễu tốt hơn, màu sắc thật hơn so với ảnh chụp từ các máy ảnh DSLR khác.
+ Ưu điểm:
- Chất lượng ảnh vượt trội nhờ vào cảm biến Full-frame.
- Sử dụng trong chụp ảnh chuyên nghiệp, chụp ảnh độ phân giải cao hoặc chụp liên tiếp với tốc độ cao.
- Nhược điểm:
- Đa số các dòng máy Full-frame khá nặng và cồng kềnh.
- Giá bán cao, ống kính lens cho máy full-frame cũng mắc hơn nhiều.
9. Lựa chọn máy ảnh để quay phim chuyên nghiệp

Phần lớn các máy ảnh DSLR hiện nay có thể thay thế cho các máy quay phim chuyên nghiệp. Chỉ cần sở hữu một máy DSLR bạn có thể tạo ra những đoạn phim chuyên nghiệp mà không cần bỏ tiền ra mua thêm một máy quay đắt tiền và cồng kềnh.
Nếu bạn là một nhà nhiếp ảnh và cần phải quay video chất lượng chuyên nghiệp cho các dự án của bạn, cả hai máy ảnh DSLR và máy Mirrorless đều có thể làm tốt việc này.
Máy ảnh DSLR cho chất lượng hình ảnh tốt và tối ưu, nhưng dòng Mirrorless có nhiều lợi thế khi quay phim, nhờ khả năng lấy nét cực nhanh và có thể xem trực tiếp video khi đang quay, đồng thời cũng hổ trợ quay video 4K tốt hơn.
Khi quay video bạn không cần để ý quá nhiều tới kích thước cảm biến của máy ảnh nữa. Điểm mấu chốt trong việc quay video trên máy ảnh là khả năng xử lý ảnh trực tiếp và bắt nét tốt.
---
Đến đây chắc bạn đã hiểu rõ hơn về các thiết bị chụp ảnh đang có trên thị trường hiện nay. Tuỳ theo nhu cầu, hãy chọn cho mình một thiết bị phù hợp để sử dụng, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi mua!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.