Các hãng smartphone Trung Quốc và chiêu mới khiến Apple "dính chưởng"

Cuộc đua thống lĩnh thị trường smartphone lớn nhất thế giới đã và đang diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi tập trung đa số các nhà sản xuất điện thoại di động. Cạnh tranh bằng giá chưa đủ, một trong những vũ khí chiến lược mà các hãng đang sử dụng chính là: Tăng cường sở hữu các bằng phát minh sáng chế.
Trước hết, cần phải hiểu rằng bằng phát minh sáng chế có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ bởi nó chứng tỏ tiềm lực công nghệ của một nhà sản xuất mà còn hơn thế
Bằng sáng chế còn là quân bài để ngăn cản đối thủ cạnh tranh áp dụng công nghệ đã có chủ sở hữu lên sản phẩm mới, cũng như là căn cứ để chiến thắng một khi xảy ra các vụ tranh chấp thương mại trước tòa án.
Bước vào cuộc chiến giành giật thị phần ngày càng cam go, nhiều hãng smartphone nội địa tại Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh quá trình tích lũy các bằng phát minh sáng chế với đủ các thủ đoạn, từ hợp đồng nhượng quyền, sáp nhập, hay bỏ hàng đống tiền ra để mua đứt.
Tạp chí uy tín Wall Street Journal cho biết, làn sóng giành quyền sở hữu bằng phát minh sáng chế này sẽ sớm khơi mào cho các cuộc chiến pháp lý trên diện rộng, giữa các thương hiệu nội địa như Huawei hay Lenovo, với các siêu cường ngoại bang như Apple hay Samsung.
Đơn cử, tháng trước Huawei vừa khởi kiện Samsung, cáo buộc hãng này đã vi phạm tới 11 bản quyền bằng phát minh sáng chế của Huawei trong lĩnh vực điện thoại.
Trước đó vào tháng 6, một công ty kinh doanh smartphone Trung Quốc nhỏ bé chẳng ai biết đến, với cái tên Shenzhen Baili, đã giáng một đòn choáng váng cho Apple trong một cuộc tranh chấp bằng sáng chế.
Vụ kiện khiến Cơ quan quản lý Tài sản Trí tuệ của Bắc Kinh phải ra phán quyết rằng: Một số thiết bị của Apple đã vi phạm các bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vực thiết kế mà Shenzhen Baili đang sở hữu.
Apple, vốn không thể mất mặt công khai khi chịu thua một cách nhục nhã như vậy, họ đã âm thầm đàm phán để trả một phức phí dàn xếp ổn thỏa. Nếu những vụ kiện này tạo ra tiền lệ, thì Apple và cả Samsung chắc chắn sẽ còn phải đối mặt với nhiều cuộc chiến pháp lý như thế này trong tương lai gần.
Xem thêm: Bị vỡ nợ, nên hãng điện thoại Trung Quốc muốn "làm tiền" Apple?

Đây có lẽ là lần đầu tiên các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vốn bấy lâu vẫn mang tiếng xấu chuyên đi sao chép, làm nhái sản phẩm lại đi kiện ngược các đối thủ lớn từ Tây Âu ra tòa, và họ đã thắng trên thực tế.
James Yan – Giám đốc chi nhánh tại Bắc Kinh của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho hay: Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã âm thầm xây dựng thu gom các bản quyền sáng chế trong vài năm trở lại đây, và giờ có thể ít nhiều tự tin để chống lại các đối thủ khổng lồ từ phương Tây.
Một ví dụ cụ thể như Xiaomi trong năm 2015 đã nộp đơn đăng ký hơn 3.700 bằng phát minh sáng chế, và trong tháng 6 vừa qua cũng đã đàm phán thành công với Microsoft để sử dụng chung 1.500 bằng phát minh sáng chế khác.
Dân gian ta có câu “Gậy ông đập lưng ông”, và chiêu thâu tóm bằng sáng chế này được xem như một công cụ hỗ trợ cho các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Họ sẽ không từ một thủ đoạn và phương cách nào, để chiến đấu và giành giật quyền thống lĩnh thị trường trước các đối thủ ngoại bang.
Xem thêm:
- Smartphone Trung Quốc ngày càng xuất hiện đông đảo trên toàn cầu
- Làn sóng công nghệ Trung Quốc: Đã mạnh nay còn đáng gờm hơn!
- Bảng xếp hạng smartphone Trung Quốc tháng 4/2016: Xiaomi dẫn đầu!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.