Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Các chế độ chụp ảnh trên smartphone (phần 2)

Viết Khải Phan
13/06/15
các chế độ chụp ảnh trên smartphone

Chụp ảnh trên di động ngày càng được chú trọng khi nó đã trở thành một tính năng được sử dụng nhiều nhất và không thể thiếu trên smartphone. Các nhà sản xuất smartphone cũng thường giới thiệu các tính năng, chế độ chụp ảnh mới trên các sản phẩm của mình.

HDR

Như các bạn đã biết, máy ảnh và các công cụ ghi hình kỹ thuật số có một bộ phận gọi là cảm biến gồm các photodiode thu thập ánh sáng và các thông tin từ môi trường bên ngoài để xử lý thành một hình ảnh. Nếu cảm biến của thiết bị mạnh, thu thập càng nhiều thông tin thì bức ảnh càng nhiều chi tiết về màu sắc, tương phản, vùng sáng vùng tối rõ nét đầy đủ. Tuy nhiên với giới hạn về phần cứng hoặc là kích thước thì một cảm biến chỉ có thể thu được thông tin trong 1 khoảng nhất định. Để mở rộng giới hạn thu thập thông tin hình ảnh, kỹ thuật chụp HDR (High Dynamic Range) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

HDR là gì
Trái sang phải - thiếu sáng, đủ sáng và thừa sáng, kết hợp lại ta được 1 tấm HDR chi tiết nhất.

Máy ảnh của bạn sẽ chụp 2, hoặc 3 (hoặc có thể nhiều hơn) các bức ảnh riêng biệt có độ chênh sáng khác nhau (tức là cảm biến sẽ thu thông tin ở 3 khoảng khác nhau) Sau đó phần mềm sẽ và "gộp" 3 tấm ảnh lại để được một tấm ảnh HDR có đầy đủ thông tin vùng sáng, tối, dải màu sắc rộng, tương phản cao. Vì chụp 3 tấm hình và xử lý nên khi bạn chọn chế độ chụp HDR thì máy phải xử lý khá lâu trước khi cho ra tấm ảnh cuối cùng.

Nên dùng khi nào?

HDR là gì
HDR rất hữu dụng khi muốn tái tạo lại các cảnh có điều kiện sáng phức tạp

- Chụp phong cảnh, có nhiều chi tiết, ánh sáng, màu sắc rộng và đa dạng 

- Hoàn cảnh chụp có sự chênh lệch nhiều giữa vùng sáng và tối, điều kiện sáng phức tạp 

Không nên dùng khi nào?

HDR là gì
Ghosting làm hỏng tấm hình - bạn thật sự nên cân nhắc khi nào dùng và không dùng kỹ thuật HDR

HDR là một kỹ thuật chụp rất hữu dụng tuy nhiên cũng đừng nên lạm dụng nó, đặc biệt là khi chụp trong hoàn cảnh có các vật thể chuyển động vì khi đó các tấm hình gốc sẽ có những sự sai lệch về vị trí so với nhau nên khi ghép lại thành một sẽ xuất hiện các vệt mờ do chuyển động (ghosting) làm hỏng bức hình hoặc các mảng màu bị nhiễu và sai lệch. 

Một số thiết bị hỗ trợ chụp HDR: Samsung Galaxy A7, HTC Desire 826, OPPO R7 Plus,...

Chụp ảnh RAW

Ảnh RAW
Ảnh JPEG chụp bình thường và ảnh RAW đã qua xử lý hậu kỳ

RAW là tên của một loại ảnh gọi "dân dã" là ảnh gốc, ảnh thô chưa được xử lý. Một file ảnh RAW bao gồm tất cả các thông tin hình ảnh dữ liệu trực tiếp mà cảm biến máy ảnh thu nhận được từ môi trường. Những file ảnh RAW thường có dung lượng rất lớn, có thể lên tới hàng chục MB vì dữ liệu chưa được nén lại và để nguyên gốc, thường có đuôi mở rộng là DNG thay vì JPEG (định dạng ảnh phổ biến đã qua xử lý của phần mềm và được nén lại để thuận tiện cho việc sử dụng). Ảnh RAW cung cấp cho người dùng một lượng thông tin lớn giúp cho quá trình xử lý hậu kỳ tốt và hiệu quả hơn. 

Nên dùng khi nào?

Ảnh RAW cho bạn một file ảnh rất lớn và rất nhiều thông tin, vì vậy trong một số hoàn cảnh đặc biệt thì file ảnh RAW thật sự hữu ích ví dụ như chụp phong cảnh, chụp đêm, có nhiều chi tiết, chênh lệch sáng tối và tương phản phức tạp. 

Xử lý ảnh RAW
Xử lý ảnh RAW bằng Lightroom

Tuy nhiên, RAW là ảnh chưa xử lý, nó không "tự" đẹp lung linh như nhiều người lầm tưởng. Bạn bắt buộc phải chỉnh sửa hậu kỳ cho nó để ra thành phẩm cuối cùng. Thay vì chụp JPEG bình thường, máy tự xử lý để ra bức ảnh cho bạn thì bạn phải tự làm công việc chỉnh sửa đó, và hầu như chưa có hệ điều hành điện thoại nào hỗ trợ xử lý ảnh RAW trực tiếp ngay trên máy - tức là bạn bắt buộc phải đưa ảnh RAW vào máy tính của mình để hậu kỳ bằng Photoshop hoặc Lightroom, đồng nghĩa với việc bạn không thể chia sẻ hoặc sử dụng ngay hình ảnh vừa chụp. 

Manual-Mode

Tính năng chụp ảnh đã có từ trên điện thoại rất nhiều năm nhưng cho phép tinh chỉnh Manual khi chụp chỉ mới xuất hiện cách đây 1 2 năm trở lại trên các máy điện thoại mới và cao cấp. Như các bạn đã biết có 3 yếu tố chính quyết định một bức ảnh là: tốc độ chụp, khẩu độ của ống kính và ISO của cảm biến (và còn có một vài yếu tố khác như nhiệt độ màu, độ sâu trường ảnh..), việc điều chỉnh thông số sẽ quyết định thông tin mà cảm biến thu nhận và bức ảnh thành phẩm cuối cùng. Nếu như trước giờ các phần mềm chụp ảnh tự mình "auto" điều chỉnh 3 thông số này thì với Manual Mode bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh 3 thông số này để quyết định bức ảnh của mình như thế nào. 

Phơi sáng lâu
Chụp phơi sáng với tốc độ chụp chậm - đèn của phương tiện giao thông chuyển động ghi thành vệt dài trên ảnh...
Khẩu độ lớn
Hay mở khẩu độ lớn - vùng nét mỏng nên các vật không nằm trong vùng nét (phía sau chai nước) bị mờ nhòe, hay tạo ra các đốm sáng tròn (hiệu ứng bokeh)

Chụp Manual thường thường đi kèm với việc xuất ảnh RAW. Bộ đôi này cho phép những người sử dụng có nhiều hiểu biết về nhiếp ảnh có thể cho ra đời những bức ảnh "art" theo ý của mình. Tuy nhiên chụp manual và xử lý ảnh RAW đòi hỏi kỹ năng và kiến thức khá phức tạp, nếu bạn chỉ chụp selfie hay những nhu cầu đơn giản, có lẽ bạn cũng không nên hành hạ bản thân như vậy mà nên để máy "auto" xử lý hết cho mình vì các chức năng chụp auto trên các máy điện thoại bây giờ đã rất thông minh rồi. 

Giao diện chụp RAW LG G4
Đã có rất nhiều máy hỗ trợ chụp manual, tuy nhiên bạn có chắc bạn muốn chỉnh hết mớ thông số này mỗi khi chụp 1 tấm hình?

Tự động lấy nét và lấy nét bằng tay

Autofocus: Khi chụp hình để chủ thể chụp được rỏ nét, bạn cần điều chỉnh tiêu cự của máy ra xa hoặc lại gần để có thể chụp rỏ các vật ở gần hoặc ở xa. 

Máy không tự điều chỉnh tiêu cự
Hình trên do máy không tự điều chỉnh tiêu cự ra xa nên cô gái bị mờ không rỏ nét

Hiện nay trên hầu hết các thiết bị di động đều được trang bị công nghệ Autofocus - lấy nét tự động. Máy sẽ tự động tính toán khoảng cách từ camera đến chủ thể chính cần chụp và điều chỉnh tiêu cự để làm rỏ chủ thể đó. Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của camera, giúp bạn chụp hình nhanh và đẹp hơn.

Camera tự động điều chỉnh tiêu cự
Hình ảnh được lấy nét tốt

Touch Focus (lấy nét bằng tay): Với smartphone hiện nay, chụp ảnh là một trong những tính năng được nhiều người quan tâm, việc chụp ảnh đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Lấy nét bằng tay giúp người dùng chủ động lấy nét vật thể theo ý muốn bằng cách chạm vào vị trí của hình ảnh đó trên màn hình camera smartphone, camera sẽ tự động điều chỉnh tiêu cự để focus vào vùng theo ý muốn của bạn.

Touch focusLấy nét ngay tại vị trí bông hoa, các vùng không được lấy nét sẽ làm nhòe đi

Lấy nét bằng tay thường dùng khi muốn chụp cận cảnh, chụp macro hoặc khi autofocus không lấy nét theo ý muốn. Vùng được lấy nét sẽ được làm rỏ, trong khi đó các vùng còn lại sẽ được làm nhòe đi.

Lấy nét bằng tay có trên nhiều thiết bị như: Samsung Galaxy A8, HTC One E9 Dual, Lumia 730,...

Chống rung trên camera điện thoại

Trong nhiếp ảnh, những rung động vốn làm nên hiện tượng nhòe hình ảnh thường xuất phát từ những rung động của máy ảnh, tính năng chống rung trên điện thoại xuất hiện giúp hạn chế hiện tượng nhòe, không rỏ nét  khi chụp. Tính năng này giúp cho điện thoại có thể quay phim, chụp hình với hình ảnh ổn định, nét kể cả khi đang di chuyển, hoặc giúp những người bi run tay chụp hình đẹp hơn.

Thiết bị smartphone có thể được trang bị cơ chế chống rung quang học OIS hoặc chống rung kỹ thuật số, một số model cao cấp được trang bị cả hai cơ chế nhằm giúp khả năng ổn định hình ảnh tốt hơn.

Chống rung quang học
Chống rung trên iPhone 6

Cơ chế chống rung quang học (OIS) sử dụng những thành phần phần cứng (cảm biến, các thành phần thấu kính trong ống kính) để hiệu chỉnh những rung động từ máy ảnh. Hầu hết những camer được trang bị cơ chế này đều sử dụng một cảm biến con quay hồi chuyển tích hợp để đo đạc những chuyển động từ thân máy hoặc từ người cầm máy. Một khi có được các số liệu đo đạc, cảm biến sẽ gửi dữ liệu đến chip vi xử lý rung động để điều khiển những phần cứng dịch chuyển ngược phương với các chuyển động để triệt tiêu chúng để loại bỏ những xung động ban đầu.

Một số smartphone hỗ trợ chống rung quang học: iPhone 6/ 6 Plus, Samsung Galaxy Note 5LG G4,

Chống rung kỹ thuật số sử dụng phần mềm và những thay đổi thiết lập của máy ảnh để giảm thiểu những rung động từ bên ngoài. Chống rung kỹ thuật số chủ yếu tăng giá trị ISO nhằm tăng độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh và rút ngắn thời gian phơi sáng để giảm thiểu các rung động từ bên ngoài. Cũng có một số mẫu máy ảnh sử dụng một phần mềm tích hợp sẵn bên trong máy để xử lý những rung hình sau khi ảnh được chụp tựa như khi bạn chụp ảnh và hiệu chỉnh hình ảnh trên máy tính. Dĩ nhiên, phần mềm tích hợp trên máy ảnh có nhiều hạn chế hơn các phần mềm hiệu chỉnh hình ảnh độc lập. 

Chụp ảnh bằng cử chỉ

Đây là một tính năng giúp ích cho việc tự sướng được thuận tiện hơn, bạn chỉ cần làm một động tác (vẫy tay, nắm tay) theo mẫu trước camera, điện thoại sẽ tự động chụp hình mà không cần chạm vào màn hình hoặc bất kì phím bấm nào. 

Chụp ảnh bằng cử chỉ
chụp ảnh selfie bằng cử chỉ

Tính năng chụp bằng cử chỉ có trên một số smartphone như LG Magna,Samsung Galaxy S6, Wiko Rainbow,...ngoài ra bạn có thể sử dụng các ứng dụng có chức năng chụp bằng cử chỉ như Snapi

PixelMaster

chế độ chụp hình thiếu sáng của PixelMaster (Low-light Mode) giúp các dòng ZenFone cải thiện đáng kể chất lượng ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Bằng cách liên kết các điểm ảnh lân cận, camera tăng độ nhạy sáng lên đến 400% và độ tương phản tăng thêm 200% để cho ra những tấm hình sáng và rõ nét mà không cần đèn LED Flash.

Hệ thống cân bằng hình ảnh điện tử (EIS) tăng cường hiệu suất ánh sáng để đảm bảo các hình ảnh thu về nét hơn và không bị mờ nhòe. Chế độ thiếu sáng cũng được sử dụng khi quay video.

Chụp thiếu sáng với PixelMaster
Bức ảnh bên phải được công nghệ PixelMaster trợ sức

Slow Shutter (chụp phơi sáng)

Chụp ảnh phơi sáng hiểu một cách nôm na đơn giản nhất là việc thiết bị sẽ mở màn trập lâu lên đến vài giây hoặc hơn để cho ánh sáng vào nhiều hơn. Vì thế chụp ảnh phơi sáng thường được áp dụng trong việc chụp ảnh phong cảnh/tĩnh vật ban đêm vì môi trường thiếu sáng. Ngoài ra dưới sự sáng tạo không ngừng của nghệ thuật nhiếp ảnh thì thuật ngữ phơi sáng còn áp dụng vào chụp ban ngày, thể loại ảnh chuyển động nghệ thuật, light painting, … với các phụ kiện hỗ trợ thích hợp đi kèm.

Ảnh chụp phơi sáng

Bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn chụp phơi sáng trên các thiết bị smartphone

Chụp hình Panorama

Panorama theo nghĩa tiếng Anh là ảnh toàn cảnh, ảnh cảnh quay lia,.. Panorama trong nhiếp ảnh được hiểu là cách chụp hình một không gian nào đó dưới góc độ rộng hơn. Máy ảnh thông thường chỉ chụp được với góc khoảng 90 độ. Với góc ảnh hẹp như vậy người sử dụng rất khó thu lại được toàn cảnh không gian như mong muốn. Trong khi đó panorama thì góc ảnh đạt ít nhất là 110 độ đến 360 độ.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu là bạn có thể gom lại toàn cảnh của một không gian rộng lớn chỉ trong một tấm ảnh bé xíu. Với cách chụp này các nhiếp ảnh gia có thể tha hồ sáng tạo.

Có khá nhiều loại panorama trong nhiếp ảnh như: panorama theo phương ngang, panorama theo phương dọc, panorama hình cầu, panorama kiểu hành tinh nhỏ, panorama 360 độ,…

Chụp ảnh panorama

Để chụp một bức ảnh Panorama

Điều đầu tiên nếu bạn có một chân đế điện thoại thì quá tuyệt vời. Vì khi chụp panorama chỉ cần một xê dịch nhỏ không đúng thì bạn sẽ có một tấm ảnh méo mó chồng chất rất kinh dị. Nhưng nếu bạn không có cũng không sao cả. Lúc này bạn cần cố định vị trí chụp. Xem tay mình như là trụ, chỉ xoay vòng camera khớp với chỉ dẫn trên ứng dụng.

Với các cảnh không gian rộng, không khuất tầm nhìn như toàn cảnh thành phố, bờ biển hay đồng cỏ bao la thì mới thấy hết vẻ đẹp của cách chụp này. Chú ý là độ sáng cũng ảnh hưởng rất nhiều vì cơ bản panorama là ghép nhiều tấm ảnh lại với nhau nên các tấm ảnh cần phải tương đồng về độ sáng.

Gắn thẻ địa lý Geotagging

"GeoTagging" là chế độ tự động "tag" vị trí của ảnh (đúng hơn là của máy ảnh) khi được chụp, thông thường được định vì bằng GPS .

Gắn thẻ địa lý

Dữ liệu xác định vị trí địa lý này được lưu dưới dạng siêu dữ liệu trong file EXIF, một phần của bức ảnh kỹ thuật số. Tệp EXIF hiện được sử dụng để lưu trữ thông tin bổ sung như kinh độ, vĩ độ. Hơn nữa, dữ liệu về vị trí địa lý cũng có thể bao gồm độ cao trên mặt biển, hướng đặt camera khi chụp ảnh và độ chính xác để ước tính vị trí và thậm chí cả tên địa điểm.

Zoom quang học (Camera kép)

Công nghệ zoom quang học bằng camera kép đang trở nên dần phổ biến cho khả năng giảm nhiễu, tăng độ chi tiết ảnh tốt hơn so với thế hệ zoom kỹ thuật số hiện tại có trên hầu hết các smartphone hiện nay.

Zoom quang học (camera kép)

Cách thức hoạt động của zoom quang học phụ thuộc vào 2 ống kính với một ống kính góc rộng, còn một ống tele hỗ trợ khả năng zoom quang học, giúp lấy nét cố định. Từ cụm camera kép sẽ cho 2 ảnh riêng biệt sẽ tạo thành một bức ảnh với chất lượng cao, giảm nhiễu hạt trong điều kiện chụp thiếu sáng và giữ được độ nét của hình ảnh khi zoom lên.

Zoom quang học (camera kép)

Tuy nhiên nhược điểm của zoom quang học là khả năng zoom xa thấp hơn, giá thành cao nên chỉ hỗ trợ trên một số smartphone tầm trung trở lên.

Ảnh GIF (Graphics Interchange Format)

Chụp ảnh GIF là ảnh động giống như quay video, tuy nhiên ảnh GIF xuất ra có thời gian ngắn hơn và không có âm thanh. Ảnh GIF ngày càng được sử dụng và chia sẻ phổ biến trong mạng xã hội nhờ khả năng sinh động và thú vị hơn ảnh tĩnh thông thường mà không quá nặng hoặc chiếm nhiều dung lượng.

Chụp ảnh GIF

Tuy nhiên hiện nay chỉ có 1 số dòng máy hỗ trợ chế độ chụp này như: Samsung Galaxy A8 Plus / A8 2018, Samsung S9 / S9 Plus,... Do đó nếu máy bạn không có chế độ chụp ảnh GIF, có thể tham khảo các ứng dụng bên ngoài để tạo như ý muốn.

Beautify

Hầu hết các smartphone hiện nay đều tích hợp chế độ làm đẹp ở camera selfie. Tuy nhiên một số dòng điện thoại còn có tính năng Beautify: chế độ chụp làm đẹp khuôn mặt ở camera sau.

Chế độ này được biết đến lần đầu ở dòng điện thoại OPPO N1 Mini, giúp cho người chụp có những bức ảnh đẹp mà đường nét vẫn hoàn toàn tự nhiên. Khác với chụp bình thường vẫn thấy được những khuyết điểm trên khuôn mặt, Beautify làm cho làn da mịn và hồng hào hơn, các góc tối khuôn mặt cũng trở nên sáng đều và cân đối hơn.

Chụp ảnh Beautify

Hiện nay thuận theo nhu cầu của người dùng mà nhiều hãng đã có chế độ làm đẹp trên camera sau.

Siêu độ phân giải

Siêu độ phân giải là chế độ chụp ảnh giúp nâng cao độ chi tiết của hình ảnh cao hơn giới hạn của camera so với chế độ chụp thông thường. Theo đó, máy ảnh của điện thoại ở chế độ này sẽ chụp hàng loạt bức ảnh được lấy nét ở các vị trí khác nhau trong khung hình, sau đó sử dụng thuật toán "chống ảnh" ghép lại thành 1 bức ảnh có độ nét cực cao.

Chụp ảnh siêu độ phân giải

Thông thường một chiếc smartphone có camera độ phân giải 13 MP được nhà sản xuất tích hợp chế độ chụp siêu độ phân giải sẽ có thể cho bức ảnh lên đến gấp 4 lần, tức 52 MP. Tất nhiên công nghệ này không thể mang đến chất lượng ảnh tương đương một camera có độ phân giải 52 MP thực sự.

Chụp ảnh siêu độ phân giải
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...