Có bao giờ bạn thắc mắc về giá thành thực sự của 1 chiếc smartphone?

Kể từ khi những hệ thống bán lẻ điện thoại như Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh,... ra đời, chúng ta đã quen dần với việc xem giá smartphone rồi đặt hàng, sau đó đến siêu thị mang về. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc về số tiền mình đã trả? Liệu nó có cao hơn với giá trị thực ban đầu?
Vâng, nếu đã từng hoặc còn đang lăn tăn về vấn đề này, mời bạn xem tiếp bên dưới! Mình sẽ cố gắng mang đến cái nhìn cụ thể nhất đến các bạn!
1. Mua về nhưng đã hài lòng với giá?
Sau khi sơ lược lại thị trường ở phần 1, bây giờ mình sẽ đi vào trọng tâm chính: Giá bán của smartphone so với giá thành sản xuất ra chúng!
Không biết có bao giờ bạn tự hỏi: Vì sao điện thoại tôi mua lại có giá khá cao so với cấu hình của nó? Và sau một thời gian ra mắt, giá niêm yết của chúng sẽ được điều chỉnh? Thậm chí rơi xuống một cách không phanh?
Để trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn xem qua bảng bên dưới (Nguồn: Tech Walls):

Song, ta vẫn có thể chắc chắn một điều rằng: Mô hình bán 1 - lời 1 vẫn có thể áp dụng với dòng sản phẩm này, thậm chí có thể hơn như vậy! Nhưng lý do vì sao thì mời bạn xem nốt phần cuối phía dưới (*)!Rõ ràng, như bảng trên, những OEM (đặc biệt là Apple) luôn lời từ gấp đôi đến hơn như thế khi bán ra bất cứ sản phẩm nào. Và mặc dù các số liệu phía trên không có tên của những chiếc điện thoại tầm trung (hãng không cung cấp) - thứ mà người Việt ta đang "sủng ái".
2. Mọi thứ từ đâu đến?
Mặc dù vừa xem qua bảng thống kê và nhìn vào tỷ suất lợi nhuận (thô), chúng ta có thể thấy rằng các hãng đã khá "ăn nên - làm ra" khi bày bán thiết bị. Nhưng theo một cách công bằng mà nói thì mọi thứ không đơn giản như vậy!
Cụ thể, giá bán ra của một sản phẩm sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như:
+ Chủ quan: Nhu cầu tiêu dùng (ví dụ lúc iPhone mới ra sẽ có giá trên trời do nhiều người muốn sở hữu đầu tiên), sức mạnh thương hiệu (giá điện thoại Samsung sẽ đắt hơn Lenovo, Xiaomi dù có cấu hình bằng - thậm chí thấp hơn), chạy quảng cáo, tổ chức sự kiện ra mắt (thường thì sản phẩm tầm trung sẽ bỏ qua được khâu này hoặc ít hơn flagship - *), quà tặng kèm,...
+ Khách quan: Chi phí cho R&D (Research and Development - Nghiên cứu và Phát triển), giá thuê nhân công theo từng khu vực (Việt Nam sẽ rẻ hơn Trung Quốc, Ấn Độ), tiền vận chuyển/thuế nhập khẩu theo từng nước, hợp đồng với các đơn vị cung ứng linh kiện bên thứ 3, chi phí thuê mặt bằng, gian hàng trưng bày sản phẩm,...

Như vậy có thể thấy, để quyết định giá bán cho một thiết bị hoàn thiện, các OEM đã phải đau đầu để tính toán khá nhiều. Bởi nếu thấp quá thì sẽ không đạt doanh thu, bị người ta nghi ngờ chất lượng còn cao quá thì lại mất khách hàng, làm cho sản phẩm bị mất sức cạnh tranh!
3. Tóm lược thị trường trong nước - Người Việt đang mua gì?
Vài hôm trước, bạn Nguyễn Nhật đã đăng tải bài viết "Tại sao các hãng smartphone lại thích đánh vào phân khúc tầm trung?". Nếu có đọc qua, ắt là bạn đã nắm được vài thông tin về thị trường smartphone trong nước.
Cho nên ở đây, mình chỉ xin tóm gọn lại là: Tính từ nửa đầu 2015 đến nay, phân khúc/giá smartphone đã có nhiều biến chuyển. Khi so sánh với vài năm trước (về mặt thuật ngữ) thì số lượng cũng đã tăng theo.
Chẳng hạn nếu ngày trước chúng ta chỉ nghe nói đến 3 hạng mức (tính theo giá trị tương đối): Giá rẻ (2 đến 3), Tầm trung (5 đến 8) & Cao cấp (trên 12) - (đơn vị: triệu đồng). Thì bây giờ, thị trường lại có thêm nhiều những sản phẩm gắn mác Phổ thông (4 đến 6) hoặc Cận cao cấp (8 đến 11)!

Nhìn chung, nhờ mức sống khá hơn (thông tin/ảnh minh hoạ phía trên: Zing News) mà nhiều người đã mạnh dạn bỏ qua phân khúc bình dân/giá rẻ để tiến đến những mẫu điện thoại tầm trung, cận cao cấp.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều bạn đọc thì việc rời bỏ "tầng lớp" cấp thấp (1 đến 3 - 4 triệu) để đến với dòng sản phẩm cao hơn cũng dễ hiểu. Bởi rõ ràng, cấu hình và trải nghiệm mà những thiết bị rút gọn là không thực sự xuất sắc và bền bỉ theo thời gian!
Vậy thì chốt lại: Bạn có muốn nhà sản xuất công bố giá sản xuất thực tế bên cạnh giá niêm yết không? Theo mình thì có, nhưng để lợi cho đôi bên thì hãng có quyền giữ bí mật và chỉ đăng tải thông tin khi hết quý, hết năm để người dùng tiện quan sát!
Không biết, ý kiến của bạn thế nào? Bên dưới đây mình đã chọn ra 3 mẫu máy tầm trung luôn nằm trong Top smartphone bán chạy của Thế giới di động, mời bạn tham gia khảo sát và comment bên dưới, mình sẽ cố gắng tìm hiểu và chia sẻ thêm trong các bài tiếp theo cho các bạn nhé!
Thông tin cần biết: Vì sao điện thoại, smartphone Trung Quốc có giá cực rẻ?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.