Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Vạch trần âm mưu của Apple tại thị trường đông dân thứ 2 thế giới

Đóng góp bởi Chu Đức
01/01/23
apple-in-india

Tin chính phủ Ấn Độ từ chối cho nhập khẩu và phân phối các loại iPhone cũ hàng tân trang (refurbished) thêm một lần nữa khiến nỗi đau của Apple thêm dài sau cú sốc doanh thu sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đằng sau vụ việc này cũng đặt ra câu hỏi: Apple đang thực sự mưu tính điều gì tại thị trường đông dân thứ hai thế giới?

Sau Trung Quốc, Ấn Độ là thị trường cực kỳ tiềm năng đúng như chính CEO Apple Tim Cook thừa nhận gần đây. Với dân số 1.319 tỉ người (tính tới tháng 1/2016), trong đó 1/3 dân số sống tại các khu vực thành thị nhưng chỉ mới có 33% người dân trong độ tuổi trưởng thành sở hữu smartphone và tỉ lệ tăng trưởng người dùng 8% (so với năm 2015).

Tuy năm 2015 Apple đã bán được tới 1.7 triệu chiếc iPhone nhưng thị phần của Apple tại Ấn Độ chỉ là 4.6%, quá yếu kém so với kẻ dẫn đầu Samsung chiếm 29.4%, rõ ràng cơ hội phát triển giành thị phần dành cho Apple vẫn còn vô cùng lớn. Giữa bối cảnh doanh thu giảm sút nghiêm trọng, Apple càng cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ hơn bao giờ hết.

Bài học thành công khi bành trướng sang Trung Quốc khiến Tim Cook hy vọng đến một sự bùng nổ doanh thu tương tự tại quốc gia Nam Á này.

a

Thị phần của 6 hãng sản xuất smartphone đang dẫn đầu tại Ấn Độ

Tuy nhiên, tại sao Apple không đánh đòn phủ đầu bằng các sản phẩm mới đóng vai trò chủ lực như iPhone 6 hay iPhone 6s mà lại chọn một chiến lược trái khoáy như nhập khẩu iPhone cũ tân trang? Câu trả lời không chỉ có một!

Thực tế, tình hình kinh tế tại Ấn Độ không giống như Trung Quốc, và cũng không quá hứa hẹn như người ta nghĩ. Dù có dân số hơn 1 tỉ 3, thị trường người dùng tại đây lại rất nhạy cảm về giá với hơn 70% lượng smartphone bán ra đều có mức giá dưới 150 đô-la (theo Counterpoint Research). Chưa kể số liệu nghiên cứu từ Pew Research cũng chỉ ra rằng chỉ có dưới 2% dân số nước này có mức thu nhập trên 20 đô-la/ngày.

Trong khi đó, phiên bản smartphone rẻ nhất của Apple là iPhone 5s cũng đã có giá trên 330 đô-la, nghĩa là gấp đôi khả năng chi trả trung bình của đại đa số người tiêu dùng. Dĩ nhiên, các chuyên gia nghiên cứu thị trường của Apple không thể không biết đến sự thật này.

Lựa chọn con bài “iPhone cũ tân trang” là một chiến lược khôn ngoan nhưng chẳng đặng đừng. Có ai còn nhớ các chương trình nâng cấp lên phiên bản iPhone mới diễn ra hàng năm và tự hỏi sau khi lên đời iPhone mới thì các mẫu iPhone cũ vừa thu hồi sẽ đi đâu?

Rõ ràng không có bất cứ loại iPhone cũ tân trang nào được đem ra bán lại tại các thị trường lớn như Mỹ, Canada hay Anh, Úc. Việc đem ra tháo rời tái chế linh kiện như tại nhà máy tái chế iPhone ở Hongkong không khả thi về mặt kinh tế với số lượng iPhone cũ quá lớn như vậy. Do đó, Apple đơn giản sẽ kiếm nơi thanh lý đống hàng cũ này và một thị trường chưa phát triển như Ấn Độ quả là địa điểm lý tưởng.

Apple tại thị trường đông dân thứ 2 thế giới

Cuối cùng, có vẻ mục tiêu sâu xa nhất của Apple chưa hẳn đã là lợi nhuận trước mắt. Bởi nếu tấn công vào một thị trường vốn lâu nay chỉ ưa chuộng các smartphone tầm trung và giá rẻ, các sản phẩm giá cao ngất của Apple sẽ khó có thể cạnh tranh ngay lập tức.

Nhưng chiến lược của nhà Táo luôn đặt giá trị thương hiệu ở trọng tâm, do đó bán “iPhone cũ tân trang” là nước đi “nhìn xa trông rộng” nhằm xây dựng nhận thức ban đầu cho người dùng Ấn Độ. Bằng việc mồi chài được càng nhiều người chuyển từ smartphone giá rẻ sang dùng iPhone càng tốt, Apple sẽ tạo được tiền đề vững chắc để họ tự động nâng cấp lên các phiên bản iPhone mới hơn, đắt tiền hơn sau này khi người dùng đã “nghiện Táo”.

Một kế sách rất tinh vi suýt nữa đã thành công nếu không vấp phải sự từ chối cấp phép của chính phủ Ấn Độ. Vận xui này cũng khiến khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh phân khúc smartphone tầm trung của Apple gần như tan thành mây khói, bởi mẫu iPhone 5s giá rẻ nhất sẽ kết thúc vòng đời sản xuất trong vòng vài tháng tới.

Còn với các mẫu mới như iPhone 6 hay iPhone SE, theo nhiều chuyên gia, Apple phải giảm giá ít nhất 40% nếu muốn bán được ở một thị trường “giá rẻ mà không rẻ”. Cùng chờ xem Tim Cook cùng bộ sậu Cupertino của mình sẽ làm gì để xoay chuyển tình thế ngặt nghèo này.    

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...