Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Vụ Apple đối đầu FBI: Bài kiểm chứng về sự bảo mật trên iPhone

Đóng góp bởi Nguyễn Nhật
01/01/23
passcode

Apple đang đối mặt với một "bài toán" khó nhằn nhất từ trước đến nay về vấn đề bảo mật trên iPhone. Như các bạn đã biết, một tòa án tại Mỹ đã yêu cầu "nhà Táo" phải hỗ trợ FBI trong việc bẻ khóa một chiếc iPhone của một kẻ khủng bố đã gây ra cuộc nổ súng tại San Benardino thuộc bang California.

Theo trang TheVerge, Apple đã từ chối việc mở khóa cho chiếc iPhone này vì họ cho rằng, nếu làm vậy họ sẽ "phản bội" lại khách hàng của mình. Và từ một câu chuyện tưởng chừng như chẳng có gì quá nghiêm trọng, nó lại đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn giữa những nhà lập pháp và những người đứng đầu giới công nghệ hiện nay.

Việc mở khóa một thiết bị chẳng có vấn đề gì đối với một nhân viên bảo mật thuộc FBI vì với passcode trên chiếc iPhone 5c do thủ phạm để lại chỉ có 4 chữ số, họ hoàn toàn có thể dùng máy và thuật toán để dò ra được mật khẩu như trong những bộ phim hình sự vậy.

Nhưng vấn đề nằm ở chính cơ chế bảo mật của Apple. Với bản iOS trên chiếc iPhone vừa đề cập ở trên, nếu nhập sai mã quá 10 lần thì dữ liệu trong máy sẽ bị xóa sạch nên FBI không thể thử hàng loạt mật khẩu vào để tìm ra câu trả lời chính xác được.

iphone-5c
Chiếc iPhone 5c bỗng trở thành "nhân vật" của tâm điểm

Và rồi sự việc bắt đầu từ đây, FBI yêu cầu Apple đưa ra một bản iOS riêng biệt, không giới hạn số lần nhập thử passcode vào một thiết bị, để nạp vào chiếc smartphone này. Với bản iOS "có một không hai" trên thì việc mở khóa của FBI xem như xong.

Thế nhưng Apple vẫn khăng khăng giữ nguyên quan điểm của mình, họ không muốn giúp FBI vì như vậy sẽ làm mất lòng tin nơi khách hàng, chưa kể đến việc nó còn tạo tiền lệ xấu trong việc bảo vệ sự riêng tư của mỗi người dân tại nước Mỹ.

Xem thêm: Apple thẳng thừng bác bỏ một yêu cầu quan trọng của chính phủ Mỹ

Cũng cần phải biết thêm rằng, Apple rất quan tâm đến vấn đề về bảo mật và sự riêng tư của người dùng khi họ liên tục đưa ra những phương pháp bảo mật tốt nhất cho các iDevices của mình. Việc đưa Touch ID lên dòng iPhone kể từ chiếc iPhone 5s, hay thay đổi passcode lên đến 6 chữ số trên hệ điều hành iOS 9chính là hai minh chứng rõ ràng nhất.

 iphone-security
Một bài kiểm chứng về sự bảo mật trên iPhone sắp được tiến hành?

Chính tay Tim Cook đã viết một bản tâm thư về vấn đề này để gửi đến giới báo chí và những trang mạng. Trong bức thư này, ông đã đề cập đến sự quan trọng của việc mã hóa một thiết bị thông minh nhằm bảo vệ sự riêng tư của người dùng, cũng như thể hiện sự bất bình trước vụ án San Benardino hồi tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra, Apple vẫn đánh giá cao và chấp nhận hợp tác cũng như hỗ trợ cho FBI trong khuôn khổ của pháp luật nhưng không được đe dọa đến việc bảo mật thông tin của công ty.

Trước phản ứng của Apple, tỷ phú Donald Trump, ứng viên đang tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đã giận dữ chỉ trích Apple: "Họ nghĩ họ là ai chứ?".

Trong khi đó, Sundar Pichai, Tổng giám đốc Google, đăng tới 5 thông điệp trên Twitter để ủng hộ Tim Cook. Pichai phát biểu rằng ông hiểu những thách thức mà các nhà thực thi luật pháp đang phải đối mặt trong việc bảo vệ người dân trước khủng bố và bạo lực. Các hãng công nghệ có nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu người sử dụng một cách an toàn và sẽ cung cấp thông tin cho các nhà thực thi luật pháp trong từng trường hợp cụ thể. Nhưng điều đó hoàn toàn khác với việc yêu cầu họ xây dựng công cụ hack thiết bị và dữ liệu của khách hàng như trong trường hợp mà Apple đang gặp phải.

twitter
CEO của Google thể hiện sự ủng hộ dành cho Tim Cook và Apple

Xem thêm: Google ủng hộ Apple chống lại lệnh của FBI

Việc Apple không chấp nhận hỗ trợ FBI trong trường hợp này, cộng thêm việc đã có lời qua tiếng lại giữa những nhân vật quan trọng bên chính phủ và giới công nghệ đã đưa Apple đối mặt với một bài kiểm tra lớn: Đánh giá sự bảo mật của một chiếc iPhone thông qua việc thử bẻ khóa nó. Liệu có một nhân vật nào đủ sức làm điều này không? Bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng đóng góp ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm: Huyền thoại diệt virus John McAfee lên tiếng giúp đỡ FBI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...