Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Nguyên nhân thực sự khiến Apple "giận", không hack iPhone cho FBI

Đóng góp bởi Thảo
17/04/16
Apple vs FBI

Chúng ta đã biết là FBI đã mở khóa được chiếc iPhone 5c của tội phạm trong vụ nổ súng ở San Bernardino nhờ vào bên thứ ba, sau khi phía Apple kiên quyết không tham gia vào vụ việc này vì họ cho rằng điều này sẽ tiếp tay cho Chính phủ can thiệp đến thông tin cá nhân của người dùng, mà đây là một trong những tiêu chí bảo mật hàng đầu của hãng công nghệ này. 

Xem thêm: Thế lực nào đã giúp FBI mở khóa iPhone 5c?

Dù rằng thiết bị đã được giải mã, nhưng vụ việc vẫn chưa kết thúc khi mới đây, trong một tài liệu nộp cho toà án liên bang ở New York, phía Apple khẳng định: "Chính phủ đã hoàn toàn thất bại trong việc thể hiện rằng sự hỗ trợ của Apple trong trường hợp này là cần thiết". Nói cách khác, Apple cho rằng FBI đã không đủ thành tâm khi nhờ hãng hack dùm iPhone, chứ không hẳn là Apple muốn bảo vệ tới cùng bảo mật trên iPhone của hãng.

Trở lại vào tháng 2, Thẩm phán James Orenstein đã cho rằng FBI đã lạm dụng luật “The All Writs Act năm 1789” để buộc Apple phải hỗ trợ họ trong trường hợp này. Được biết, đây là đạo luật có từ thế kỷ 18 cho phép tòa án liên bang ra bất cứ phán quyết và trát đòi nào nếu cảm thấy cần thiết và hợp pháp. Bộ Tư Pháp đã tận dụng Writs trong trường hợp của “Táo khuyết” để buộc hãng công nghệ này phải mở khóa thiết bị của họ theo yêu cầu của chính phủ. Ngoài ra, Orenstein còn bày tỏ quan điểm của mình về việc không đồng tình với Bộ Tư Pháp, vì theo ông nếu các toà án ở những nơi khác đồng ý với cách suy nghĩ này thì có thể nó sẽ trở thành một tiền lệ mới hết sức nguy hiểm.

Xem thêm: Cuộc chiến giữa FBI và Apple sắp tạo ra luật mới

Trong một vài ngày tới, Thẩm phán Margo Brody sẽ đưa ra phán quyết về việc kháng cáo của chính phủ. Sẽ có một trong hai tình huống xảy ra, hoặc là Brody sẽ đồng quan điểm với Orenstein, người cho rằng Đạo luật Writs là không đủ để buộc Apple phải giải mã thiết bị theo yêu cầu của FBI, hoặc vị thẩm phán này sẽ phán quyết rằng chính phủ vẫn có thể sử dụng các hành động để buộc các công ty công nghệ như Apple mở khóa các sản phẩm của họ. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Xem thêm: Apple bị yêu cầu mở khóa iPhone 5s, lần này là buôn ma túy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...