Apple rao bán 12 tỷ USD trái phiếu và cơ sở tái chế ở Hồng Kông
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Adam Satariano đến từ trang mạng Bloomberg, đã hé lộ khá nhiều thông tin nổi bật về dự định hiện tại cũng như tương lai của Apple. Nhất là việc Apple đang rao bán 12 tỷ USD trái phiếu và cơ sở tái chế tại Hồng Kông.
- PV: Anh suy ra được gì từ các dấu hiệu và cảnh báo về việc Apple đang cắt bán một phần cổ phiếu của họ?
- Adam Satariano (Bloomberg News): Tôi nghĩ đây là sự phản ánh lại tình hình kinh doanh khó khăn của quý gần đây mà Apple trải qua so với các quý trước, có rất nhiều nhà đầu tư đã và đang bán đi cổ phần của họ (Carl Icahn đã bán 7 triệu cổ phiếu Apple) và giá cổ phiếu cũng phản ánh lại các động thái đó. Có các hạng mục cổ phiếu khác nhau của Apple, một số thì có thể thanh khoản nhanh (mua đi bán lại kiếm lời trong ngắn hạn), số khác thì phụ thuộc vào kết quả kinh doanh tốt hoặc dựa trên các danh mục sản phẩm mới. Chúng ta cũng vừa trải qua mùa kết toán doanh thu, số liệu cho thấy đang có sự sụt giảm về tổng doanh thu và mọi người đang chờ xem loại sản phẩm mới là gì.
- PV: Vậy anh có thể cho biết điều gì chúng ta có thể kỳ vọng trong năm nay, chúng ta đã nghe phong thanh về một cuộc sáp nhập tiềm năng hay một mùa thu điển hình khi iPhone 7 ra mắt?
- Adam Satariano (Bloomberg News): Năm nay nó có vẻ là một cuộc nâng cấp đối với các hạng mục sản phẩm hiện có. Năm ngoái thì mọi sự chú ý đổ dồn vào việc ra mắt của Apple Music, Apple Watch, Apple TV. Năm nay thì có thể là phiên bản nâng cấp của các loại iPhone mới, iPad mới hay là các sản phẩm năm ngoái giờ lên đời.
- PV: Anh có nghĩ chúng ta sẽ còn thấy một sự cải tiến mạnh mẽ cho Apple Watch hoặc là có luôn một loại Apple Watch mới hoàn toàn trong năm nay?
- Adam Satariano (Bloomberg News): Chúng ta giờ vẫn chưa thấy gì nhưng người ta kỳ vọng vụ này sẽ xảy ra vào cuối năm nay. Có thể là một nhân tố tái tạo như là cách nó kết nối với iPhone, hay Apple Watch sẽ ngày càng mỏng nhẹ hơn so với phiên bản hiện nay.
- PV: Nào giờ tôi muốn nói cho xong về vụ bán trái phiếu này, rồi chúng ta sẽ chuyển sang vụ Tim (phóng viên) và câu chuyện cực kỳ tuyệt của anh ta về việc Apple tái chế iPhone cũ như thế nào. Nhưng trước hết, Apple đang có rất nhiều tiền mặt rồi, tại sao lại còn bán đợt trái phiếu này?
- Adam Satariano (Bloomberg News): À, nó cho phép Apple có thêm tiền mặt, trước hết là ở Mỹ, rồi thêm nhiều tiền hơn ở các thị trường nước ngoài. Từ đó cho phép họ có thể mua lại số cổ phiếu đã bị cổ đông bán ra thị trường với quy mô lớn, điều này cũng gợi ý là Apple có thể thực hiện một vài cuộc sáp nhập bằng số tiền kiếm được này, nếu họ muốn. Đối với một công ty có vị thế tài chính như Apple thì thị trường vẫn đang ủng hộ họ, Apple có thể kiếm thêm tiền mà không mất gì, vậy tại sao không nẫng tay trên?
- PV: Apple thực tế còn đang cho vay, vâng, cho vay một phần số tiền ở Mỹ và ở thị trường nước ngoài. Họ có quá nhiều tiền và không ôm hết, mà đem cho các bên khác vay, như kiểu ngân hàng vậy?
- Adam Satariano (Bloomberg News): Có một điều độc đáo mà Apple thực hiện trong vụ chào bán trái phiếu này, đó là họ đang phát hành cái gọi là “trái phiếu xanh” (green bond). Loại trái phiếu này có mục đích sử dụng rất cụ thể, ví như các khoản vay, tiền thu được từ nó được sử dụng để tài trợ cho các dự án năng lượng sạch. Đây là xu thế mới nổi lên tại các thị trường tài chính, và giờ khi Apple đã là một phần của nó thì họ có thể đẩy mạnh hoạt động này.
- PV: Nào giờ đến Tim, anh đang có một câu chuyện rất tuyệt về việc Apple đã đầu tư mạnh để xây dựng một cơ sở tái chế, nơi họ phá hủy hàng loạt thiết bị cũ, không chỉ điện thoại mà còn là laptop hay iPad. Nói cho chúng tôi về cơ sở đặt tại Hồng Kông mà anh đã nghiên cứu rất chi tiết này đi.
- Tim Culpan: Vâng, dĩ nhiên Apple không phải là công ty duy nhất có chương trình tái chế. HP, Amazon, Lenovo,... các công ty dạng này đều cố tái chế lại các thiết bị KTS cũ của họ nhưng Apple thì làm điều này chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn bất cứ công ty nào khác trong lĩnh vực này. Theo như báo cáo của tôi sau khi nói chuyện với những người đang trực tiếp phụ trách tiến hành chuỗi cung ứng ngược này thì họ cực kỳ tính toán về quy trình thực hiện và giữ bí mật về các phương pháp mà họ tiến hành. Nhưng có một điều tiên quyết, mục tiêu của họ là cố gắng giảm bớt lượng rác thải công nghiệp do các sản phẩm điện tử lỗi thời tạo ra. Khi các chuyến hàng xác iPhone cũ chuyển tới nhà máy tại Hồng Kông, điều đầu tiên họ làm là cân chúng, phân loại từng cái một và scan barcode, sau đó đến giai đoạn tháo rời từng bộ phận, cán nát chúng ra rồi phân thành từng loại cấu kiện một, như là phần nhôm, phần kính,... Nhà máy phải cân lượng cấu kiện này ở mọi bước của quy trình tái chế (để đảm bảo không xảy ra bất cứ hao hụt nào). Đây là điều được quy định trong hợp đồng với Apple và sau khi kết thúc quy trình, nhà máy còn phải gửi một bản nghiệm thu về cho Apple để đảm bảo rằng mọi thứ được thực hiện chính xác như cam kết. Apple cũng yêu cầu nhà máy thực hiện mọi thứ nghiêm ngặt trong suốt quá trình tái chế. Có thể nói là hầu như mọi sự bí mật và quy định khắt khe mà Apple áp dụng để chế tạo ra iPhone như thế nào thì họ cũng làm y như thế khi tái chế lại iPhone cũ.
- PV: Tôi có một câu hỏi, có thể tưởng tượng được tại sao Apple lại tiến hành việc tái chế khắt khe tới mức độ này. Chúng ta đã từng thấy hình ảnh trong quá khứ, trong đó bọn trẻ con tháo tung các đồ điện tử và chất thành đống, với cả đống rác thải công nghiệp độc hại xung quanh. Apple cũng từng gặp phải nhiều vụ việc đau lòng liên quan tới lao động lắp ráp tại Trung Quốc và các nơi khác. Anh có nghĩ đây là một trong những động lực chính khiến Apple không muốn để xảy ra bất cứ rủi ro nào có thể gây nguy hiểm cho mạng sống của những người làm công tác tái chế thiết bị cũ không?
- Tim Culpan: Vâng, rất đúng và đó là một luận điểm hay. Tôi đã gặp Lisa Jackson – trưởng bộ phận phụ trách môi trường của Apple, cô ấy từng là người đứng đầu của US IPA (cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ). Cô ấy thừa nhận là mọi người kỳ vọng một tiêu chuẩn cao hơn từ Apple so với các thương hiệu khác và chính Apple tự họ cũng duy trì tiêu chuẩn cao về vấn đề này. Apple rất khắt khe trong quá trình tái chế để ngăn các chất hóa học rò rỉ ra môi trường bên ngoài, những thứ không thể tái chế được sẽ được đưa vào các cơ sở lưu trữ có kiểm soát để bảo quản trong thời gian dài. Một lý do khác khiến họ khắt khe là vì Apple không muốn bất cứ phần linh kiện nào của iPhone cũ bị tuồn ra các thị trường thứ cấp (chợ đen). Bạn có thể tưởng tượng là hiện đang có một thị trường đang hoạt động rất mạnh mẽ với mọi thứ cấu kiện bên trong máy có thể mua đi bán lại cho các cơ sở sửa chữa hay thậm chí là tái lắp ráp (máy dựng), và Apple cũng muốn có thể kiêm soát nghiêm ngặt các hoạt động này.
- PV: Lisa Jackson đảm nhận vị trí Trưởng bộ phận môi trường của Apple và các hoạt động bảo vệ môi trường của Apple đã trở nên thường xuyên hơn. Điều này có đơn giản là do vai trò quan trọng của cô ấy?
- Adam Satariano (Bloomberg News): Cô ấy được tuyển vào Apple vài năm trước. Cô ấy có hồ sơ khá ấn tượng và Tim Cook cũng đang thăng cấp cho một loạt các lãnh đạo cấp cao có quá trình công việc tốt. Nhìn vào lịch sử công việc của Lisa trong việc bảo vệ môi trường cho hàng loạt tổ chức cơ quan thì việc Lisa trở thành lãnh đạo tại Apple là điều dễ hiểu. Đây cũng là thời điểm mà các hoạt động môi trường tại Apple được tăng cường và diễn ra thường xuyên hơn, như Tim cũng nói đó, cả đống công ty khác cũng đang làm như vậy trước áp lực của chính quyền cũng như xã hội.
Xem thêm:
- iPhone SE: Điện thoại nhỏ - Hy vọng lớn!
- Apple vì người dùng, hay đang ủ mưu gì ở "quân bài" iPhone SE?
- iPhone SE mạnh cỡ nào và có đáng sắm? Ai mua điểm danh nào!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.