Tin mới Thị trường

Tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? Đây là các phản ứng phản vệ sau khi tiêm và cách phòng tránh sự cố ngoài ý muốn

Vinh Mai
29/06/21

Tiêm vắc xin Covid-19 có an toàn không? (nguồn: NCOVI)

Ngày 7/5 vừa qua, một nhân viên y tế tại An Giang đã tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Mặc dù đây đây chỉ là trường hợp rất hiếm gặp phải, nhưng nhiều người vẫn lo ngại liệu tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không?

Tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không?

Xoay quanh vấn đề này, mình xin chia sẻ một số ý kiến tổng hợp được về cơ chế hoạt động của vắc xin, xác suất xảy ra trường hợp phản ứng nặng và cách phòng tránh phản ứng phản vệ khi tiêm vắc xin... Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, vắc xin được tạo bằng nhiều cách khác nhau, về cơ bản thì nó có 4 cách.

TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy

Cách thứ nhất là nhà khoa học lấy 1 đoạn DNA của con virus gây bệnh để người ta tạo ra vắc xin. Cách thứ hai, người ta lấy một số chất protein của con virus đó khuếch tán tạo ra vắc xin. Cách thứ ba là lấy virus khác không gây bệnh cho người, làm yếu đi rồi bơm các gene con virus gây bệnh vào virus không gây bệnh, kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống virus đó. Cách thứ tư là người ta dùng chính con virus đó nhưng làm yếu đi, không đủ khả năng gây bệnh nữa để tạo vắc xin.

Khi chích vắc xin vào cơ thể, các hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết con virus mang độc, từ đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Khi cơ thể có được kháng thể, thì khi con virus thực sự gây bệnh đi vào trong người, cơ thể chúng ta đã có sẵn một lượng kháng thể đủ để chống lại và tiêu diệt virus gây bệnh. Từ đó, virus không nhân lên được và không gây bệnh được.

Các trường hợp ngoài ý muốn

Các triệu chứng có thể gặp sau khi tiêm ngừa (nguồn: NCOVI)

Cũng theo TS.BS Lê Quốc Hùng, phản ứng khi tiêm vắc xin chia làm hai loại:

Cách phòng tránh phản ứng phản vệ khi tiêm vắc xin

Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, người tham gia tiêm chủng cần có sự chuẩn bị trước khi đi tiêm như tự đánh giá nguy cơ bản thân, nếu có nguy cơ mắc COVID-19 cần xét nghiệm để đảm bảo không bị nhiễm virus. Nếu có bất cứ triệu chứng nào như sốt hoặc triệu chứng nhiễm trùng, cần thông báo cho y tế và không đến điểm tiêm chủng.

Tại thời điểm đi tiêm, người tham gia tiêm chủng cũng cần thông báo đầy đủ cho y bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào, đặc biệt là dị ứng với liều tiêm vắc-xin COVID trước đó.

Trong buổi tiêm, cần tuân thủ các quy định của buổi tiêm theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút.. Sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất 2 ngày.

Bạn còn thắc mắc nào về tính an toàn của vắc xin Covid-19 không?

Nguồn: NCOVI

Xem thêm:

Biên tập bởi Lê Hải Nam