Tin mới Thị trường

Đến một ngày cảm biến vân tay biến mất, công nghệ nào sẽ thay thế?

La Trương
17/12/16

Smartphone ngày càng đa dạng và hữu ích hơn với con người. Đôi khi chúng ta lệ thuộc vào chiếc điện thoại quá nhiều, nó dần dần trở thành vật “bất ly thân” của mỗi người.

Chính vì lẽ đó, smartphone vô tình trở thành một phần của mỗi người. Và cũng đã nhiều lần tố cáo chúng ta bởi những nội dung chứa trong chúng. Chỉ cần có dữ liệu của chiếc điện thoại thì sẽ biết con người chủ nhân nó như thế nào.

Nhiều cuộc cãi vã dẫn đến ly hôn cũng chỉ vì chiếc điện thoại thân thuộc bên cạnh, hay nhiều lần mất trắng tiền bạc và tài liệu quan trọng cũng chỉ vì chiếc điện thoại. Điều này đã cho thấy vấn đề bảo mật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thời gian đầu chúng ta dùng mã PIN như mật mã của một chiếc két sắt để khóa chiếc điện thoại. Nhưng rồi những ai biết mã số đó cũng sẽ vào được, con người cần phải cải tiến điều này. Và cảm biến vân tay đã ra đời.

Cảm biến vân tay đã từng là công nghệ… đỉnh

Cảm biến vây tay khắc phục hầu như tất cả các nhược điểm của những công nghệ mã hóa cũ. Không chỉ nhanh gọn mà tính bảo mật còn cao hơn hẳn. Cảm biến vân tay lần đầu được áp dụng trên chiếc iPhone 5s và cũng chính Apple đã mở màn cho một cuộc đua công nghệ bảo mật bằng vân tay trên smartphone.

Từ cảm biến phải nhấn giữ ở thế hệ đầu của Apple, rồi cảm biết vuốt như trên Samsung Galaxy Note 4, đến cảm biến một chạm mà phải bật màn hình và đỉnh điểm sự phát triển của cảm biến vân tay là chỉ cần một chạm là mở lên mà độ chính xác và tốc độ vẫn cực cao.

iPhone 5s là một trong những smartphone đầu tiên sở hữu cảm biến vân tay

Cảm biến vân tay vẫn có những khuyết điểm

Khuyết điểm lớn nhất của một cảm biến vân tay đó là phải chiếm một diện tích nhất định. Lúc đầu khi công nghệ này mới phát triển, với những ưu điểm trước mắt mà mọi người quên đi khuyết điểm của nó. Nhưng rồi con người ngày càng đòi hỏi cao hơn, những cảm biến nếu đặt ở những vị trí không hợp lý sẽ trở thành một điểm trừ đáng tiếc ở khâu thiết kế của máy.

Bên cạnh đó các nhà sản xuất phải suy nghĩ và tìm ra những vị trí cũng như hình dạng cảm biến để khác biệt với những hãng khác nếu không sẽ bị nói ngay là “copy”. Dần dần nó lộ ra nhiều khuyết điểm của mình hơn và nhiều nhà sản xuất đang tính tới việc loại bỏ nó đi thay thế bằng một công nghệ bảo mật mới hơn.

Cảm biến vân tay của các hãng có vị trí, hình dạng khác nhau nhưng đều có điểm chung là chiếm diện tích

Một điểm trừ nữa của công nghệ cảm biến thông thường là khi vân tay bị ướt do một chất lỏng nào đó thì khả năng nhận diện sẽ kém hơn hẳn và không nhận được. Muốn sử dụng thì bạn phải lau tay thật khô và giữ cảm biến sạch sẽ cũng như hạn chế trầy xướt.

Và một điều đáng lo ngại nữa là vân tay rất dễ bị trầy xướt, nhiều máy có cảm biến lồi lên như các máy của Samsung hay LG thì khả năng bị trầy càng cao hơn. Nhiều bài test cũng đã cho thấy khi vân tay bị trầy thì khả năng nhận diện sẽ giảm dần theo mức độ tương ứng, nhưng rất may là đa phần máy đều khóa trong mọi trường hợp dù nhập đúng hay sai, chứ không có chuyện nhập vân tay sai mà máy vẫn mở.

Bài test về mức độ nhận diện vân tay khi cảm biến bị trầy của Galaxy Note 7, cho thấy cảm biến vân tay rất dễ bị trầy và khả năng nhận diện kém dần

Cảm biến vân tay thường thấy không bảo mật như chúng ta nghĩ

Trở lại năm 2014, cảm biến vân tay trên chiếc Samsung Galaxy S5 đã bị hack một cách đơn giản. Trong một video mô tả về quá trình hack chiếc Galaxy S5, một chuyên gia của Phòng thí nghiệm bảo mật đã tiết lộ rằng, đầu tiên anh ta sẽ chụp hình những dấu vân tay có trên chiếc điện thoại. Sau đó sử dụng một khuông làm từ keo dán gỗ để in những dấu vân tay vừa chụp. Bằng những dấu vân tay giả này, anh ấy đã đánh lừa chiếc Galaxy S5 và truy cập vào thông tin bên trong chiếc điện thoại một cách dễ dàng.

Điểm yếu "chết người" trên hệ thống vân tay thông thường là khả năng nhập nhiều lần cho đến khi nhận diện đúng dấu vân tay dữ liệu được lưu và chỉ cần bề mặt những vân chỉ tay đúng là có thể thông qua.

Video mô tả quá trình hack tính năng bảo mật bằng vân tay trên chiếc Samsung Galaxy S5

Đã đến lúc chia tay với cảm biến vân tay thông thường

Đúng như quy luật của cuộc sống, những gì không tốt, không phù hợp nữa sẽ bị đào thải nhường chỗ cho những thứ tốt hơn, thích hợp hơn. Cảm biến vân tay thông thường sẽ bị khai tử và nhường lại vị trí cho một công nghệ bảo mật mới.

Với xu thế màn hình không viền như hiện tại thì cảm biến vân tay thông thường sẽ biến mất nhanh hơn nữa. Có lẽ Apple Samsung sẽ là 2 nhà sản xuất đi đầu trong công cuộc cải tiến này, một phần công nghệ của họ đang đi đầu và có sức ảnh hưởng lớn, một phần vì cảm biến vân tay của họ đặt ở mặt trước, vì mục tiêu thu hẹp diện tích những viền thừa, nâng cao độ phủ kín của màn hình họ bắt buộc phải bỏ đi phím home cùng với cảm biến vân tay. Vậy công nghệ bảo mật nào sẽ thay thế?

Đã đến lúc nói lời tạm biệt với cảm biến vân tay thông thường?

Cảm biến mống mắt

Công nghệ cảm biến mống mắt lần đầu được nhiều người biết đến là trên Samsung Galaxy Note 7.

Mống mắt cũng như vân tay của chúng ta, mỗi người sẽ khác nhau, là những thứ độc nhất của mỗi con người. Với công nghệ này sẽ cần một cảm biến hay còn gọi là camera quét mống mắt. Kích thước của camera này rất nhỏ như những chiếc camera selfie thông thường vì vậy sẽ giải quyết được vấn đề về diện tích bị chiếm lấy bởi một cảm biến bảo mật.

Công nghệ quét mống mắt trên Samsung Galaxy Note 7

Cảm biến siêu âm hay cảm biến quang học

Xiaomi Mi 5s là chiếc smartphone đầu tiên sở hữu công nghệ cảm biến vân tay siêu âm. Sóng siêu âm sẽ được phát ra va chạm và phản xạ với vân tay của chúng ta, rồi sẽ được bộ phận thu sóng phản xạ thu nhận giải mã và đối chiếu.

Xiaomi Mi 5s là smartphone đầu tiên sở hữu cảm biến vân tay siêu âm

Xem thêm: Cảm biến vân tay sóng siêu âm Sense ID là gì? Có bảo mật hơn?

Ưu điểm của công nghệ ngày là chúng ta sẽ không cần nơi đặt cảm biến để chạm vào mà chì cần chạm trực tiếp vào màn hình hay những nơi đặt cảm biến siêu âm ẩn là sẽ mở máy được. Do là cảm biến ẩn nên việc bị trầy xướt sẽ không thể xảy ra và khi tay bị ướt vẫn sử dụng được vì sóng siêu âm có thể truyền qua nước hay chất lỏng khác.

Công nghệ cảm biến vân tay quang học cũng sẽ có những ưu điểm, hoạt động tương tự như cảm biến siêu âm, vẫn sẽ có bộ phận phát tia sáng, bộ phận thu tia sáng phản xạ. Theo nhiều nguồn tin, Samsung Galaxy S8 sẽ sử dụng công nghệ cảm biến này của Synaptics vừa giới thiệu.

Theo bạn công nghệ nào sẽ là một cuộc đua mới trong năm 2017? Galaxy S8 sẽ sở hữu công nghệ cảm biến vân tay quang học và có thiết kế màn hình không viền?

Xem thêm: