Giữa AMD và Intel, bộ vi xử lý nào nào sẽ về đích trong cuộc đua khởi động và tắt máy nhanh hơn?

Để tăng tốc độ khởi động máy và tắt máy thì việc sử dụng ổ đĩa SSD là điều mà các bạn có thể nghĩ tới đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm thêm thời gian khởi động và tắt máy tính thì việc lựa chọn một chipset là điều nên làm. Mời các bạn xem tiếp bài viết bên dưới để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Chipset có ảnh hưởng đến tốc độ mở và tắt máy, các loại chip của Intel và AMD cũng ảnh hưởng khác nhau trên từng hệ điều hành. Ở đây nhóm nghiên cứu đã làm thử nghiệm điều đó giữa hai loại chip Intel Z490 và AMD X570 trên hai hệ điều hành Windows và Ubuntu. Việc kiểm tra trên Windows cũng đã đủ, nhưng thử nghiệm trên hệ điều hành Ubuntu là để xem cách Windows hoạt động ra sao so với hệ điều hành khác. Và nếu bạn cũng đang cân nhắc việc lựa chọn giữa 2 chipset là X570 của AMD hay Z490 của Intel cho bộ PC của mình, đây là chipset đứng đầu của mỗi hãng trong thời điểm hiện tại.
Hệ điều hành Windows 10 và Ubuntu 20.04
Nếu ai chưa biết thì tính năng Fast Startup trong Windows 10 là bí quyết giúp rút ngắn quá trình khởi động máy. Tính năng này làm cho thời gian khởi động hệ thống giảm từ 15-25 giây xuống thấp nhất là 5 giây, có khi còn ít hơn, giúp AMD và Intel đều tăng đáng kể hiệu suất khởi động.

Không như Windows, Ubuntu không có tính năng khởi động nhanh. Không có thủ thuật hay chương trình đặc biệt nào hỗ trợ quy trình khởi động của Ubuntu. Khi khởi động, nó tải lên tất cả tệp tin của hệ điều hành cùng một lúc và cùng một thứ tự đến khi hoàn thành.
PC Thử Nghiệm
Hệ thống thử nghiệm của chipset AMD:
- CPU: Ryzen 5 3600X
- Mainboard: ASRock X570 Taichi
- Ổ cứng: SSD Intel Optane 905p 1,5TB
- RAM: 2x8GB Corsair Vengeance RGB Pro CL18 DDR4-3600
- GPU: Sapphire Pulse Radeon RX 570 4GB
- Nguồn: Corsair RM850X
Hệ thống thử nghiệm của chipset Intel:
- CPU: Core i5-10600K
- Mainboard: ASRock Z490 Taichi
- Ổ cứng: SSD Intel Optane 905p 1,5TB
- RAM: 2x8GB Corsair Vengeance RGB Pro CL18 DDR4-3600
- GPU: Sapphire Pulse Radeon RX 570 4GB
- Nguồn: Corsair RM850X.
Thời Gian Mở Máy

Sau khi điều chỉnh UEFI cho Mainboard, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Intel Z490 khởi động trên Windows và cả Ubuntu đều nhanh hơn 40% so với AMD X570. Hơn nữa Windows sẽ có thời gian khởi động nhanh hơn Ubuntu nếu sử dụng cùng một loại chip.
Thời Gian Tắt Máy

Cả hai loại chip đều có thời gian khởi động nhanh hơn trên Windows, tuy nhiên khi tắt máy thì Ubuntu lại tốn ít thời gian hơn. Nhưng nếu so sánh trên cùng một hệ điều hành thì chipset Intel Z490 cho ra kết quả nhanh nhất là 2.2 giây, tốn ít thời gian nhất so với mức trung bình gần 4 giây của AMD.
Thời Gian Máy Khởi Động Lại

Z490 có thời gian dưới 14 giây trên cả 2 hệ điều hành Windows và Ubuntu. Mặc khác, phần cứng của AMD còn phải tối ưu thêm, đặc biệt là trên Windows.
Thiết Lập UEFI Tối Ưu Cho Intel và AMD
Tại đây, chúng chuyển từ thiết lập mặc định sang một chút tối ưu mà bạn có thể tìm thấy trong các bài viết khởi động nhanh hệ thống. Các thiết lập này chủ yếu là loại bỏ tính năng tiết kiệm năng lượng trong firmware của bo mạch chủ.
Thiết lập tối ưu:
- Manually Configured DRAM XMP settings
- Disabled Virtualization - SVM Mode / Intel virtualization technology
- Disabled IOMMU / Intel VT-d
- Disabled SR-IOV
- Disabled the LANs
- Disabled the third-party SATA controller
- Disabled iGPU (Intel)
- Disabled ASPM
- Disabled C-states Control
- Disabled CSM
- Enabled Ultra-Fast Boot
- Disable/Keep current - Option ROM
- Set POST delay to 1 seconds (min)

Nhóm nghiên cứu đã thấy được vài cải thiện sau khi thay đổi thiết lập UEFI mặc định trên X570, nhưng Z490 lại nhanh hơn gấp đôi trong việc khởi động lại. Họ cũng giảm được 3.5 giây thời gian khởi động của Z490 trên Windows 10. Ubuntu cũng cho thấy những cải thiện tương tự với thời gian khởi động nhanh hơn khoảng 4-5 giây và thời gian khởi động lại cũng được cải thiện đáng kể.
Kết Luận
Mặc dù X570 của AMD đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Z490 vân đánh là người nhanh hơn và đánh bại đối thủ dù là ở Windows hay Linux. Vì thế, nếu bạn là người dùng thường xuyên di chuyển hoặc đôi khi cần tối ưu công việc nhanh chóng trong những trường hợp khác nhau thì Z490 của Intel vẫn là sự lựa chọn thích hợp. Còn bạn là người bình thường chỉ cần máy tính xài ổn định bình thường thì không cần quan tâm đếm vấn đề này và lựa chọn CPU và bo mạch chủ theo sở thích của mình.
Nguồn: Tom'sHARDWARE
Xem thêm: Nvidia RTX 3000 series chính thức ra mắt, đã mạnh mẽ mà giá lại rẻ phải chăng
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.