Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Hơn 9 triệu người dùng Android bị lừa cài ứng dụng toàn quảng cáo

Đóng góp bởi Dương Lê
09/01/19
Hơn 9 triệu người dùng Android bị lừa cài ứng dụng toàn quảng cáo

Theo báo cáo mới từ Trend Micro, hơn 9 triệu người dùng Android đã bị lừa khi cài đặt 85 ứng dụng từ Google Play Store (CH Play) có chứa phần mềm quảng cáo.

Các ứng dụng này được liệt kê dưới dạng game, TV và ứng dụng giả lập điều khiển từ xa. Phần mềm quảng cáo mà các ứng dụng này chứa có thể đẩy ra quảng cáo toàn màn hình, quảng cáo bị ẩn và quảng cáo chạy trong nền. Điều này tạo ra doanh thu cho những người đứng sau những ứng dụng giả mạo này.

Về phía Google đã đình chỉ tất cả 85 ứng dụng nói trên. Khi Trend Micro thử nghiệm các ứng dụng này, tất cả chúng đều thể hiện hành vi tương tự bắt đầu với quảng cáo toàn màn hình khi ứng dụng được mở. Sau khi đóng quảng cáo, thông thường màn hình tiếp theo sẽ có một nút cần được nhấn, chẳng hạn như "bắt đầu" hoặc "tiếp theo".

Nhưng khi nhấn vào nút đó thì tiếp tục "triệu hồi" một quảng cáo toàn màn hình khác. Khi quảng cáo đó bị đóng, người dùng sẽ thấy một màn hình có nhiều tùy chọn. Nhấn vào bất kỳ nút nào trong số đó sẽ dẫn đến một quảng cáo toàn màn hình khác.

Sau đó, ứng dụng sẽ hiển thị đang trong quá trình tải hoặc đệm. Sau vài giây, ứng dụng sẽ biến mất khỏi màn hình và biểu tượng cũng biến mất khỏi điện thoại hoặc máy tính bảng. Mặc dù ứng dụng đã bị ẩn, một quảng cáo toàn trang sẽ xuất hiện trên màn hình của người dùng cứ sau 15 đến 30 phút.

Quảng cáo cũng sẽ xuất hiện mỗi khi người dùng mở khóa thiết bị của họ. Về cơ bản, người dùng có thể vào Cài đặt máy > Ứng dụng và tìm ứng dụng chứa quảng cáo và xóa đi. Nếu thấy một ứng dụng nào đó không có tên và biểu tượng thì cũng nên gỡ luôn vì nhà phát triển cố tình làm thế để bạn không tìm ra được tên ứng dụng đã lỡ cài trước đó.

Nguồn: PhoneArena

Xem thêm: Kaspersky: Không nên xem phim "người lớn" trên smartphone Android

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...