9 mẹo nhỏ nhưng cực hiệu quả khi sử dụng Facebook trên Android và iOS. Bạn rành hết chưa?

Ứng dụng Facebook trên Android và iOS sở hữu khá nhiều tính năng hấp dẫn và mạnh mẽ không kém gì trên nền web. Tuy nhiên, không phải ai cũng "rành 6 câu vọng cổ" và có nhiều bạn đơn giản chỉ đăng nhập xem thông tin này kia rồi thoát ra, nên không biết nhiều tùy chỉnh trên ứng dụng này. Nếu bạn nằm trong tuýp đó, hãy tham khảo 9 mẹo nhỏ trong bài để có thể làm chủ ứng dụng Facebook tốt hơn.

1. Ẩn bạn bè gây phiền nhiễu và bài viết từ các nguồn cấp dữ liệu tin tức của bạn
Đôi khi bạn đang lướt Facebook và bất ngờ thấy được một nội dung nhạy cảm từ tài khoản bị gắn thẻ (tag) hay không thích nhìn thấy dòng trạng thái đó nữa, thì có thể ẩn bài viết đó đi hoặc "mạnh tay" hơn là bỏ theo dõi người đó luôn cũng được, bằng cách: chạm vào mũi tên hướng xuống ở phía trên góc phải của bài đăng đó, rồi tùy chọn một trong hai thiết lập:
- Đối với bạn bè: Ẩn bài viết (ẩn bài viết này khỏi Bảng tin) hoặc Bỏ theo dõi (bạn sẽ không nhìn thấy bài viết từ người đó).
- Đối với các trang quảng cáo: Tôi không muốn xem tin này hoặc Ẩn tất cả quảng cáo từ trang đó.

Hiểu được điều đó, Facebook đã tung ra một giải pháp mới cho phép người dùng ưu tiên những cập nhật từ bạn bè và các trang Fanpage mà bạn lựa chọn. Tuy chưa giải quyết được những thông tin quảng cáo, nhưng điều đó giúp bạn có một trải nghiệm ứng dụng Facebook tốt hơn. Hiện tại tính năng này chỉ mới xuất hiện trên iOS, còn Android thì phải chờ thêm một thời gian nữa.
Để thực hiện, trên ứng dụng Facebook dành cho iOS bạn bấm vào mục More (Mở rộng) ở phía dưới cùng bên phải News Feed. Sau đó, tìm đến News Feed Preferences (Tùy chọn), chọn Prioritize Who to See First (Ưu tiên cho ai xem đầu tiên) rồi bấm chọn bạn bè hoặc trang theo ý muốn.

2. Lưu liên kết để xem lại sau đó
Không có đủ thời gian trong ngày để đọc tất cả các bài viết mà bạn bè đăng trên Facebook. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lưu liên kết đó để khi nào rảnh thì xem lại, bằng cách: chạm vào mũi tên hướng xuống ở phía trên góc phải của bài đăng đó rồi chọn dòng Lưu liên kết. Lưu ý: chỉ áp dụng được với các bài viết có link liên kết hoặc bài đăng video.

Để xem lại các bài đăng mà bạn đã lưu trước đó: chạm vào nút More (xem thêm - trên iOS thì ở hàng dưới, còn Android thì hàng trên) và chọn dòng Đã lưu.

3. Lưu hình ảnh vào điện thoại của bạn
Bất chợt bạn thấy một bài đăng có nhiều hình đẹp, độc hay ảnh chụp của bạn bè đang đi du lịch đâu đó, bạn muốn lưu những bức hình này về máy? Rất dễ dàng, bạn chỉ cần chạm vào tấm hình cần lưu > chọn biểu tượng 3 chấm ở phía trên góc phải > chọn dòng Lưu ảnh.

4. Xem các bài đăng "gần đây nhất"
Theo mặc định, các bài đăng trên dòng thời gian của bạn đều được sắp xếp theo dự đoán của Facebook và những bài viết tốt nhất, thú vị nhất sẽ được ưu tiên hiển thị. Trong trường hợp bạn chỉ muốn xem các bài viết gần đây nhất của bạn bè, đây là một mánh khóe: Chạm vào nút More (xem thêm - trên iOS thì ở hàng dưới, còn Android thì hàng trên), di chuyển xuống và chọn dòng Gần đây nhất.

5. Chỉnh sửa bài viết của bạn
Nhiều khi gõ phím nhanh quá nên có sai sót gì đó trong bài đăng và bạn muốn chỉnh sửa lại cho hoàn thiện hơn? Rất dễ, chỉ cần chạm vào mũi tên hướng xuống ở phía trên góc phải của bài đăng đó, rồi chọn dòng Chỉnh sửa bài viết. Sau khi nội dung "đã đâu vào đó" thì bạn chọn Lưu ở phía trên góc phải, để các thay đổi được chính thức áp dụng.

6. Xem tất cả mọi thứ mà bạn đã từng thích, bình luận hoặc gửi
"Rảnh không biết làm gì, nên kiểm tra lại xem hôm nay mình đã làm gì trên Facebook", bằng cách: chạm vào nút More (xem thêm - trên iOS thì ở hàng dưới, còn Android thì hàng trên) > cuộn xuống chọn dòng Nhật ký hoạt động (Activity Log). Bên cạnh đó, bạn có thể bấm vào Bộ lọc để tùy chọn xem các thể loại nhật ký hoạt động khác nhau.

Hoặc bạn cũng có thể tìm thấy mục Nhật ký hoạt động ở trang cá nhân của bạn.

7. Cập nhật bài viết và hình ảnh trong khi bạn đang offline
"Đúng xui, hết tiền đăng ký 3G mà còn không có kết nối Wifi, vậy làm sao để đăng Facebook"? Có thể bạn chưa biết, dù đang ngoại tuyến, bạn vẫn có thể đăng thông điệp, hình ảnh và cả video lên ứng dụng Facebook. Dĩ nhiên, những bài đăng này sẽ được lưu tạm đó và sau khi có kết nối internet thì ứng dụng sẽ nhanh chóng cập nhật lần lượt các bài đăng mà bạn đã tải lên trước đó. Kể cả khi bạn like lúc ngoại tuyến vẫn được triển khai tương tự như thế.

8. Cảnh báo đăng nhập
Để tránh trường hợp không may tài khoản Facebook của bạn bị rơi vào tay kẻ xấu, ngay bây giờ bạn nên thiết lập Cảnh báo đăng nhập: Để nhận được cảnh báo khi ai đó đăng nhập vào tài khoản của bạn từ một thiết bị hoặc trình duyệt mới.
Cách thiết lập: chạm vào nút More (xem thêm - trên iOS thì ở hàng dưới, còn Android thì hàng trên) > cuộn xuống chọn dòng Cài đặt tài khoản > Bảo mật > Cảnh báo đăng nhập > tùy chọn phương thức nhận cảnh báo qua: Facebook, email hoặc tin nhắn văn bản.


9. Đồng bộ hóa hình ảnh
Bạn có thể chọn phương thức đồng bộ hóa hình ảnh để khi vô tình mất hết dữ liệu trên máy thì ít ra hình ảnh của bạn cũng được lưu lại trên Facebook. Dĩ nhiên, ảnh của bạn sẽ được thiết lập ở chế độ Riêng tư cho đến khi bạn chọn người muốn chia sẻ.
Cách thiết lập: chạm vào nút More (xem thêm - trên iOS thì ở hàng dưới, còn Android hàng trên) > cuộn xuống chọn dòng Cài đặt ứng dụng > Đồng bộ ảnh và Bật đồng bộ hóa ảnh.


Để kiểm tra ảnh đã được đồng bộ hóa, bạn vào phần Album ảnh > vuốt sang mục Đã đồng bộ hóa.

Nếu bạn không muốn đồng bộ hóa hình ảnh lên Facebook nữa, thì chạm vào biểu tượng hình bánh răng phía trên góc phải của mục Đã đồng bộ hóa, rồi chọn dòng Don't sync my photos.

Bạn là người dùng mới? Nếu vẫn còn thắc mắc gì về cách thiết lập cũng như trải nghiệm ứng dụng Facebook trên Android và iOS, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.