Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

7 chiếc smartphone tưởng sẽ thành công nhưng lại "chết yểu"

Nguyễn Nhật
26/12/16
project_ara_800x449

Có những chiếc smartphone mới xuất hiện thôi đã làm người ta ngây ngất. Và ngược lại, vẫn có những "chú dế" tưởng chừng sẽ tạo nên "cơn sốt", nhưng lại nhanh chóng bị "chìm xuồng" chỉ sau một thời gian ngắn. Đó là...

1. Smartphone kiêm máy chiếu

galaxy_beam_800x450

Những đoạn quảng cáo về Samsung Galaxy Beam với việc kiêm luôn vai trò của một chiếc máy chiếu khiến nhiều người thích thú.

Nhưng khi sử dụng thực tế, mọi chuyện không như là mơ. Nhiều người cho rằng: Dùng máy chiếu của Galaxy Beam giống như đang viết những nét chữ nguệch ngoạc lên tường vậy, không sắc nét mà còn làm hao pin của máy rất nhanh chóng.

Hơn nữa, chẳng ai đủ tự tin chỉ để mang một chiếu smartphone kiêm luôn máy chiếu vào phòng họp cả. Dù sao thì dùng laptop rồi cắm dây kết nối vào vẫn tiện lợi hơn. Bạn có thấy đúng như vậy?

2. Smartphone có camera xoay

oppo_n1_800x451

Khi chiếc OPPO N1 được giới thiệu vào năm 2013, chắc chắn rất nhiều người tỏ ra hào hứng. Chiếc smartphone này đã từng là "nhân tố bí ẩn" giúp OPPO "ghi điểm" trong lòng người dùng, với camera có góc xoay tới 206 độ.

Chỉ đáng tiếc, việc chụp ảnh nhanh trên những chiếc smartphone có camera xoay là điều không thể. Hãy tưởng tượng tới cảnh bạn đang xoay camera về phía mình (màn hình đang tắt). Bỗng thấy thần tượng đi ngang qua, bạn luống cuống xoay camera lại, mở ứng dụng chụp ảnh lên thì... đối tượng đã đi mất rồi.

Tuy OPPO khẳng định rằng camera xoay trên N1 có thể xoay được hơn 100.000 lần nhưng chẳng ai dám chắc rằng nó sẽ không gặp trục trặc chỉ sau khoảng 20 hay 30 ngàn lần xoay. Thế nên sau này những chiếc smartphone với camera xoay đã dần trở thành dĩ vãng.

3. Smartphone hiển thị hình ảnh 3D

amazon-fire-phone

Bạn rất ấn tượng với những thước phim 3D khi xem trong rạp đúng không? Đã từng có những chiếc smartphone giúp bạn cảm nhận những hình ảnh, vật thể như đang nổi lên ngay trước mắt chúng ta mà không cần dùng đến kính 3D.

Amazon Fire Phone, LG Optimus 3D là những cái tên tiêu biểu nhất khi nhắc đến công nghệ trên. Ý tưởng này rất hay vì nó giúp chúng ta quan sát được các vật thể, khung cảnh theo nhiều góc độ khác nhau.

Nhưng do các nhà phát triển phần mềm không mấy hứng thú với điều này, và giá bán của chúng cũng quá cao so với lợi ích thực sự mà những chiếc smartphone trên mạng lại, nên công nghệ trên đã nhanh chóng bị khai tử đầy nuối tiếc.

4. Smartphone chỉ dành cho mạng xã hội

Bạn còn nhớ Facebook Phone, sản phẩm hợp tác giữa HTC và Facebook chứ? Một chiếc smartphone mà chỉ tập trung vào ứng dụng mạng xã hội đã làm nhiều người cảm thấy quá phiền phức.

Trong khi chúng ta đang cần quay lại với cuộc sống thực tế, những chiếc smartphone như HTC First hay Facebook Phone như những "liều thuốc" tai hại làm con người lấn sâu vào mạng xã hội ảo hơn bao giờ hết.

Vậy nên về sau, dù giá bán chỉ là 99 cent, chưa tới 1 USD cũng chẳng ai thèm mua, đơn giản vì họ không muốn bị xem là "một con nghiện mạng xã hội".

5. Smartphone lắp ghép

lg_g5_800x449

Không thích camera 13 MP nữa, đi ra cửa hàng, mua thêm module camera 21 MP gắn vào, thế là xong. Đó là viễn cảnh mà những bạn đam mê công nghệ rất muốn được nhìn thấy ngay thực tại. Nó có thể giúp chúng ta tha hồ tuỳ biến phần cứng smartphone của mình theo những cách sáng tạo nhất.

LG cũng đã cố gắng hiện thực hoá điều đó với mẫu G5. Nhưng việc thiếu sự hợp tác từ bên thứ ba, cũng như độ tương thích và các chuẩn giữa những module của từng hãng quá khác nhau, cộng thêm dấu hỏi về độ bền, đã dần đưa công nghệ này trở thành kí ức.

Hiện giờ chỉ còn có thể hy vọng dòng Moto Z của Motorola có thể giúp smartphone lắp ghép "hồi sinh", nhưng xem ra rất khó vì ngừoi dùng đang cần một chiếc smartphone bền, đẹp, thời trang hơn là những "chú dế" lắp ghép theo ý của họ.

6. Smarpthone sử dụng Liquidmetal

Cái tên nghe rất lạ, nhưng nó đã từng "nổi như cồn" khi có những tin đồn cho rằng Apple sẽ sử dụng chất liệu này cho những chiếc iPhone của họ. Liquidmetal cứng hơn 1.5 lần so với thép, khó bị biến dạng hơn so với kim loại truyền thống, rất phù hợp cho việc tạo nên một chiếc vỏ bên ngoài cho smartphone.

Nhưng vì nhiều lí do khác nhau, cho đến nay những chiếc smarpthone vẫn sử dụng chất liệu nhôm, cùng lắm là thêm thép (cho khung viền) chứ chưa sử dụng loại chất liệu Liquidmetal này.

Nếu chất liệu trên được dùng để tạo nên smartphone, ắt hẳn những nhà buôn bán phụ kiện như vỏ, bao da, ốp lưng cho điện thoại hẳn sẽ đều... thất nghiệp.

7. Smartphone trong suốt

transparent_smartphone_800x450

Chưa cần nói đến việc công nghệ tạo ra những viên pin, linh kiện trong suốt chưa thể xuất hiện. Hãy nghĩ đến việc người khác nhìn vào điện thoại của bạn và biết tấn tần tật những gì bạn đang làm, bạn có cảm thấy thoải mái hay không? 

Hẳn bạn đã có câu trả lời rồi, thế nên đừng mong công nghệ này xuất hiện bạn nhé, hoặc nếu nó có thành sự thật, ắt hẳn phải có công nghệ chống nhìn trộm đi kèm thì mình mới dám sở hữu.

Trong 7 công nghệ này, bạn tiếc nuối cho công nghệ nào nhất và vì sao? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm:

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...