Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

6 trình diệt virus vẫn 'chăm chỉ' được kiểm duyệt chất lượng suốt 12 năm qua, bạn có biết?

Ty Lê Minh
12/07/15

Ngày nay, chúng ta không còn xa lạ gì với các trình diệt virus và đây còn là một “vật bất ly thân” của nhiều máy tính. Cũng giống như nhiều sản phẩm khác, chúng cũng cần được kiểm tra và cấp chứng nhận. Dưới đây là các trình duyệt virus vẫn “chăm chỉ” vào viện kiểm duyệt virus hàng đầu AV-Comparatives để đánh giá năng lực.

6 trình diệt virus vẫn 'chăm chỉ' được kiểm duyệt chất lượng suốt 12 năm qua, bạn có biết ?

Rất nhiều năm về trước, khi mà mỗi con virus máy tính ra đời đều nhận được nhiều sự quan tâm, thậm thí chúng còn được đặt tên “rất kêu” như Mellisa, Michelangelom, IloveYou,… Năm 1993, chứng kiến sự ra đời của con virus mang tên November 17 khi vào ngày 17/11 nó bắt đầu gây hại tới ổ đĩa cứng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới máy tính. Là nạn nhân của nó, anh bạn trẻ Andreas Clementi đã quyết định đứng lên và chặn chúng lại. Anh đã tham gia học một khóa về các sản phẩm diệt virus dành cho học sinh, sinh viên và sau đó anh gia nhập Peter Stelzhammer để xây dựng nên viện đánh giá trình diệt virus nổi tiếng nhất hiện nay là AV-Comparatives.

Trở lại Việt Nam một chút để “tám”, là người sử dụng máy tính lâu năm chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với những phần mềm diệt virus “made in Vietnam” nổi tiếng như D32 Anti-virus của tác giả Trương Minh Nhật Quang hay các phần mềm trứ danh của “dũng sĩ diệt virus” Nguyễn Tử Quảng đến từ Bkav, thậm chí mấy năm gần đây còn xuất hiện thêm CMC Sercurity/Antivirus của công ty cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC. Tất cả đều là minh chứng cho nỗ lực tuyệt vời của tinh thần Việt trong việc chống lại sự phá hoại của virus, malware đối với nền tin học nước nhà nói riêng, chung sức với cộng đồng quốc tế nói chung.

bkav

Trình diệt virus Bkav của Việt Nam

Bạn có còn nhớ giống tôi về ký ức thời gian cuối năm 2007, đầu 2008 khi một con virus mang tên “rất yêu” Mixa tung hoành ngang dọc trên khắp các máy tính?. Cứ tầm 20 phút là lại phát lên một giọng cười rất bá và điệu nhạc quen thuộc đến "sởn cả gai ốc". Chạy khắp nơi và cuối cùng thì cũng có cách diệt thủ công, rồi sau đó trình diệt virus Bkav được cập nhật quét tận gốc con virus “nhại tên” theo gấu Misa dễ thương này.

Trở lại chủ đề chính ngay sau đây là danh sách 6 trình diệt virus vẫn tự tin “đi thi đều đều” ở AV-Comparatives suốt 12 năm qua.

danhsach

Rất tiếc khi không có trình diệt virus nào của Việt Nam góp mặt trong danh sách này

Mỗi năm, các chuyên gia tại AV-Comparatives vẫn thường đánh giá khoảng 36 trình diệt virus đến từ khắp nơi trên thế giới, thậm chí một vài cái trong số chúng còn được tung ra ở hiện tại như GeCAD. Nhưng vẫn có 6 trình diệt virus đã tham gia thử nghiệm đánh giá đều đặn suốt 12 năm qua như các bạn có thể thấy ở trên, bao gồm: Avast, Avira, Bitdefender, ESET, Kaspersky và McAfee. Các trình diệt xếp sau cũng rất đáng nể như: AVG với 11 năm tham gia, F-Secure cũng đã 10 năm.

Điều đó không chứng tỏ sáu trình diệt đó luôn được đánh giá cao nhất mỗi năm. Tuy nhiên, chúng vẫn được liên tục cải tiến để mang đến cho khách hàng những giá trị và khả năng bảo vệ tốt hơn qua từng phiên bản cập nhật mới. Và chúng luôn được đánh giá tốt, là "người bảo vệ" đáng tin cậy cho chiếc máy tính của bạn.

kaspersky

Kaspersky, trình diệt virus được ưa chuộng nhất ở Việt Nam năm 2014, theo PCWorld Việt Nam

Mỗi đại diện góp mặt đều có những lời bình luận đầy tích cực về kết quả này. Đại diện của Avast cho biết: “Những gì mà AV-Comparatives mang lại chính là động lực cho chúng tôi và cả ngành công nghiệp này”. Còn đại diện AVG: “Chúng tôi rất vui khi là một phần của các cuộc kiểm định từ AV-Comparatives suốt 10 năm qua và chắc rằng chúng tôi sẽ luôn tiếp tục là các đối tác lâu dài”. Đại diện của McAfee/Intel cũng chia sẻ: “Có rất nhiều công ty kiểm duyệt trên thế giới này nhưng số lượng các công ty uy tín và chất lượng cao thì chỉ trên đầu ngón tay. AV-Comparatives là một trong số đó”.

Vào mỗi năm từ 2004 đến nay, các chuyên gia ở AV-Comparatives đã tiến hành kiểm nghiệm trên từng sản phẩm đơn lẻ. Các cuộc kiểm tra này diễn ra công khai, thời gian chính là toàn bộ khung thời gian đối với bài kiểm tra nhận diện các mẫu bao gồm hơn 100.000 các loại virus, malware và ghi chú lại số lượng được phát hiện. Năm 2008, hãng đã bổ sung thêm bài kiểm tra phát hiện nhầm lẫn (false positives) dành cho các file an toàn nhưng vẫn bị báo là độc hại.

Bài kiểm tra khả năng nhận diện đo lường khả năng các trình diệt virus nhận diện các mối nguy hại tốt như thế nào, khả năng ngăn chặn các hình thức tấn công lỗ hổng zero-day ra sao. Từ lúc bắt đầu, các kiểm nghiệm viên cố gắng tính toán việc các phần mềm xử lý ra sao đối với các mối nguy hại chưa được biết đến, bằng việc dùng các kỹ thuật để “ép” các trình diệt virus sử dụng các bộ cơ sở dữ liệu đã cũ. Đầu tiên, họ gọi bài kiểm tra này là Khả năng nhận diện/Khả năng của quá khứ (Heuristic/Retrospective) nhưng sau đó đã đổi tên thành bài kiểm tra Khả năng chủ động/Hành vi xử lý (Proactive/Behavioural). Và chúng đã được sử dụng trong suốt 12 năm qua.

An ninh mạng trên thế giới ngày càng trở nên phức tạp và quyết liệt hơn khi các virus và malware vẫn không ngừng tiến hóa, nguy hiểm hơn. Từ đó các trình diệt virus vẫn luôn được nâng cấp xuyên suốt, bổ sung thêm các tính năng mới và có sự kiểm nghiệm từ các viện kiểm tra như AV-Comparatives để bảo vệ tốt hơn cho người dùng cá nhân, doanh nghiệp.

**** Bài viết tham khảo từ trang công nghệ PCMag

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...