5 vấn đề smartphone gập cần giải quyết để trở nên hoàn hảo

Vừa qua, Samsung đã ra mắt điện thoại gập Galaxy Fold và sắp tới tại MWC 2019, các hãng điện thoại Trung Quốc cũng sẽ công bố điện thoại gập của họ. Điện thoại gập cần phải vượt qua những thử thách lớn nào về mặt kỹ thuật để chứng tỏ nó đang là xu hướng mới của ngành công nghiệp di động?
1. “Nếp nhăn” trên màn hình

“Nếp nhăn” sẽ xuất hiện trên màn hình khi gập đôi lại, giống như nếp nhăn khi gập đôi một tờ giấy. Tuy nhiên nhìn từ xa thì rất khó để thấy. Đây là vấn đề chung của mọi màn hình gập và các công ty sẽ khó có thể giải quyết vấn đề này trong thời gian gần.
2. Độ bền của màn hình gập
Tuy bản lề màn hình gập của Samsung Galaxy Fold là bản lề đẹp nhất hiện nay, nhưng liệu nó sẽ chịu được bao nhiêu lần gập?
Trên lý thuyết, một màn hình bị gập ra gập vào cả trăm lần mỗi ngày rất dễ dẫn đến xuất hiện điểm ảnh chết. Khi đó các điểm ảnh dọc theo nếp gấp sẽ chết “nối đuôi” nhau. Vì thế nên độ bền của màn hình gập vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn.

Chưa kể đến việc làm thế nào để sản xuất vỏ bảo vệ của điện thoại gập? Nếu không sử dụng vỏ thì bảo vệ màn hình gập ra sao?
3. Phần mềm của điện thoại gập
Phần mềm của điện thoại gập thì vẫn chưa sẵn sàng vì phụ thuộc vào các nhà thiết kế ứng dụng thứ ba. Với các ứng dụng bình thường, các nhà sản xuất ứng dụng đã thiết kế theo tỷ lệ màn hình tiêu chuẩn cho mọi màn hình điện thoại đều có thể sử dụng.

Còn với điện thoại gập như Galaxy Fold, nó có màn hình với tỷ lệ khung hình khi gập lại là 21:9 và tỷ lệ toàn màn hình là 4.2:3. Nhưng đây chỉ là tỷ lệ của màn hình điện thoại gập Samsung, không phải là tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn. Vì thế các bên thứ ba sẽ phải thiết kế ứng dụng cho hàng triệu kích thước màn hình với tỷ lệ khung hình khác nhau.
4. Pin
Với việc Galaxy Fold chỉ được trang bị viên pin dung lượng 4.380 mAh nhưng lại sử dụng màn hình lên tới 7.3 inch, dẫn tới thời lượng sử dụng sẽ ngắn và còn bị rút ngắn nhanh hơn nữa với những lần gập ra gập vào. Thế nên đây cũng là một thử thách lớn cho các nhà sản xuất điện thoại, nếu họ có sử dụng pin lớn hơn thì sẽ làm điện thoại gập còn trở nên dày hơn.

Samsung chưa tiết lộ kích thước cụ thể của Galaxy Fold, nhưng người dùng không cần phải là nhà khoa học lỗi lạc để có thể thấy rằng nó rất dày khi gập lại. Một chiếc điện thoại dày sẽ có thể chấp nhận được nếu nó được trang bị một viên pin khổng lồ lên tới 16.000 mAh.
Giả sử pin của điện thoại gập như vậy thật thì liệu có ai muốn bỏ một “cục gạch to đùng” vào túi quần của họ không? Vì thế nên điện thoại gập cần phải trở nên mỏng hơn.
5. Giá thành
Samsung Galaxy Fold sẽ ra mắt vào ngày 26 tháng 4 năm 2019 với mức giá là 1.980 USD (khoảng 46 triệu đồng). Đây là một số tiền quá lớn đối với một chiếc smartphone. Sắp tới nếu Huawei, OPPO và Xiaomi cũng ra một mức giá cao tương tự thì chắc chắn sẽ có rất ít người đủ tài chính để mua được những chiếc điện thoại gập này.
Để điện thoại gập trở thành xu hướng mới của di động thì mức giá cần phải giảm xuống để trở nên phù hợp hơn với “túi tiền” của người dùng.
Lời kết
Samsung hiện chưa tìm ra cách để vượt qua những thách thức này nhưng không có nghĩa là những công ty khác không thể. Tại MWC sắp tới, người dùng có thể sẽ được thấy cách mà những nhà sản xuất khác giải quyết các vấn đề của điện thoại gập. Đây vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn!
Nguồn: MashableSEA
Xem thêm: Galaxy Fold: Smartphone có thiết kế đột phá, nhưng còn đó những hoài nghi
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.