Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

5 mô hình thiết kế giao thông tương lai sẽ xoá sổ nạn kẹt xe ở Việt Nam

Trấn Minh
24/10/16
5 mô hình thiết kế giao thông tương lai sẽ xoá sổ nạn kẹt xe ở Việt Nam

Nếu đang sinh sống ở những thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội, chắc hẳn bạn sẽ rất khó chịu với vấn đề "ùn ứ", nói trắng ra là kẹt xe diện rộng xảy ra như cơm bữa. Thế nên, chúng ta cần học tập theo 5 thiết kế giao thông như trong bài để khắc phục trình trạng này!

Được biết, đây là những mô hình thiết kế về cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại được lên ý tưởng và có tính khả thi cao trên thế giới được trang Engadget tổng hợp.

1. Tàu bay Caterpillar

Đầu tiên trong danh sách của chúng ta là Caterpillar Train, một thiết kế đã vượt mặt 28 mô hình khác để giành chiến thắng trong cuộc thi MIT Climate CoLab năm nay. 

Với ý tưởng ban đầu là mang đường sắt lên không trung, mô hình tàu bay này đã gắn các toa tàu lên trên hoặc dưới đường ray. Trong đó, các khung đường ray sẽ được dựng theo hình mái vòm, cách xa và tạo được khoảng trống khá lớn với mặt đất. Từ đó giúp những xe tải, ô tô hay xe gắn máy có thể thoả sức chạy bên dưới!

Tàu bay Caterpillar

Điểm đặc biệt ở mô hình Caterpillar này còn nằm ở chỗ nó có phần mái vòm (nơi đặt đường ray) khá mỏng nên sẽ không gây ảnh hưởng (che khuất) mất cảnh quan đô thị hay các yếu tố tự nhiên!

2. Xe buýt trải dài

Mình nhớ khoảng vài tuần trước, trên sân chơi Cộng đồng của chúng ta đã có bạn từng đăng về cái này nên có lẽ một số bạn ở đây đã biết. Và nhân tiện trong bài có đề cập nên mình xin sẽ nhắc lại luôn!

Thì đây là một dự án đã được lên ý tưởng từ 2010 ở người hàng xóm của chúng ta, Trung Quốc.

Như ảnh phía trên, nguyên mẫu các bạn thấy có tên là TEB. Hiểu đơn giản thì nó cũng như một chiếc xe buýt bình thường nhưng rỗng phần ruột phía dưới, tạo nên một đường hầm.

Nhờ vậy, các loại xe có chiều cao nhỏ hơn 2 m sẽ có thể vi vu lướt qua, tận dụng tối đa không gian chật hẹp trên đường. Hơn cả, theo tính toán trung bình thì mỗi chiếc TEB sẽ chở được khoảng 300 khách và một chuyến gồm 4 xe cùng loại sẽ chở được 1200 khách - một con số khá ấn tượng cho các loại hình giao thông công cộng.

3. Xe buýt tự hành

Mặc dù là một hãng đi đầu trong cuộc đua "tự hành hoá" dành cho xe hơi hạng sang nhưng Mercedes-Benz cũng không quên bỏ thời gian đầu tư vào các phương tiện công cộng. Minh chứng dễ thấy nhất là ý tưởng xe buýt tự lái đã được hãng công bố trong năm nay.

Xe buýt tự hành

Được biết hiện tại, Mercedes vẫn đang miệt mài nghiên cứu và sẽ sớm cho ra mắt dòng xe này. Song, đại diện của công ty cũng không quên "thả thính" rằng loại xe mới của họ sẽ mang lại sự an toàn, tiện lợi và tiết kiệm nhiên liệu.

Chúng ta hãy cùng chờ xem!

4. Hyperloop

Theo tìm hiểu thì Hyperloop là hệ thống giao thông tốc độ cao, được giới thiệu lần đầu bởi tỷ phú Elon Musk - người hiện đang điều hành Space X mà mình đã từng nhắc đến trong một bài viết trước đây.

Bạn có thể xem lại: Du lịch Sao Hoả: Thích thì đi thôi nhưng... não sẽ bị tổn thương !?

Trên công trình này sẽ là những đường ống áp suất thấp, bên trong phương tiện sẽ phóng đi nhờ đệm không khí tạo ra bởi máy nén khí giúp làm giảm ma sát.

Hyperloop

Theo lý thuyết thì tàu hoả tốc loại này sẽ có thể đạt vận tốc lên đến 1.120 km/h, từ đó giúp cho các chuyến đi khoảng 600 km (tính tương đối - chẳng hạn từ Tp. Hồ Chí Minh ra Tp.Quy Nhơn, Bình Định) chỉ còn mất 30 phút. Thật ấn tượng phải không nào!?

5. Đường hầm nổi dưới nước

Không biết bạn có giống mình, vừa nghe qua cái tên thì thấy nó hơi sai sai, bởi đã là đường hầm dưới nước thì sao lại nổi!?

Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là một ý tưởng rất hay đến từ vùng đất của hơn 1.100 vịnh hẹp, Na Uy. Nó được ra đời nhằm khắc phục tình trạng chờ/kẹt phà ở nước này và dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2035.

Đường hầm nổi dưới nước

Được biết, đường hầm nổi dưới nước có nghĩa là các đường hầm này sẽ không được xây ẩn dưới đáy sông như kiểu hầm Thủ Thiêm (Tp. Hồ Chí Minh) mà sẽ chỉ ở dưới mặt nước tầm 30 m, đủ cho tàu thuyền đi lại. Và bên trong hầm, thể theo ý tưởng thì sẽ có đủ không gian cho hai làn xe đi ngược chiều!

Bên trên là 5 loại hình giao thông tương lai mà nếu có cơ hội áp dụng, mình nghĩ không chỉ tình hình ùn ứ giao thông đường bộ ở đô thị được cải thiện. Mà thậm chí là giao thông thuỷ ở những miền nhiều kênh rạch như Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ được thông thoáng và phát triển hơn!

Bạn có đồng ý không? Hãy để lại comment bên dưới nhé!

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...