Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

5 điều cải thiện chúng ta muốn thấy ở Google vào năm 2021: Làm ơn hãy mang trở lại những chiếc flagship Pixel thực sự!

Trần Anh Đức
06/01/21
Google
(Nguồn: AndroidAuthority)

2020 là một năm thú vị đối với danh mục sản phẩm của Google. Dòng smartphone Pixel từ phân khúc cao cấp nhảy xuống phân khúc giá tốt hơn với Pixel 5. Kết hợp với Pixel 4a và 4a 5G, có thể thấy Google đã bất ngờ chuyển hướng sang hướng đi giá tốt. Bên cạnh đó là rất nhiều những thay đổi về mảng ChromeBook, ứng dụng chơi game đám mây, nhà thông minh,... những vẫn chưa đủ. 

Năm 2020 vừa qua cũng được xem là một năm phát triển đều của Google. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thứ Google có thể mang đến cho chúng ta trong năm 2021. Dưới đây là 5 điều người dùng hi vọng sẽ được thấy nhất từ gã khổng lồ tìm kiếm.

1. Sự trở lại của những chiếc Pixel cao cấp

Google Pixel 5 ra mắt chưa được lâu, nhưng mọi người đã trông chờ Pixel 6. Những khác biệt tương đối nhỏ giữa Pixel 4a 5GPixel 5 khiến danh mục sản phẩm smartphone của Google trong năm 2020 dường như khá chồng chéo.

Mức giá của Pixel 5 sẽ dễ được chấp nhận hơn nếu nó được trang bị phần cứng cao cấp hơn một chút. Đó là chưa kể có một lượng fan trung thành của Google đang ngày đêm trông ngóng một sản phẩm cao cấp khác kể từ sau Pixel 4 XL.

(Nguồn: AndroidAuthority)
Năm 2021 trông đợi sự trở lại của dòng Pixel cao cấp (Nguồn: AndroidAuthority)

Tuy nhiên, đừng quá chờ mong sự trở lại của những mẫu máy XL với hiệu năng hàng khủng và mức giá trên 1.000 USD. Google rõ ràng đã tìm được chân lý với những chiếc smartphone giá tốt, và con đường họ đang đi hoá ra lại mang đến kết quả tốt hơn nhiều so với những gì từng diễn ra trên thị trường cao cấp.

Nói là vậy, nhưng với thế hệ Pixel sắp tới, chỉ cần Google "nhích" lên gần cao cấp một chút thôi cũng sẽ giúp ích nhiều cho cả series smartphone này rồi. Lúc đó, Google Pixel sẽ có thể cạnh tranh tốt hơn với những mẫu flagship giá tốt khác như iPhone 12 chẳng hạn.

Sẽ thật tuyệt nếu Pixel 6 vẫn duy trì mức giá và các tính năng hợp lý như thế hệ trước, đồng thời tăng cường hơn nữa sức mạnh nhiếp ảnh thuật toán vốn là lợi thế của Google. Dù Pixel 5 cho chất lượng ảnh tuyệt vời, phần cứng camera lỗi thời của Google đã có dấu hiệu tụt lại đằng sau so với những điện thoại chụp ảnh tốt nhất 2020.

Một chiếc Pixel 6 với giá bán hợp lý cùng camera đỉnh của đỉnh sẽ là món hời khó cưỡng.

2. Ít nhất một mẫu Chromebook mới

Android
Mẫu chromebook của Google cũng cần nhiều sự điều chỉnh mới (Nguồn: AndroidAuthority)

Đã một năm trôi qua kể từ lần cuối Google công bố chiếc Pixelbook mới nhất, và người tiêu dùng đã chờ đợi quá lâu để có được một sản phẩm mới. Chromebook không thực sự có được nâng cấp lên những phần cứng tiên tiến mỗi năm và hai mẫu Pixelbook và Pixel Slate cao cấp đều bị hét giá trên trời. Dẫu vậy, dòng laptop của Google chắc chắn sẽ được chào đón hơn trong năm 2021.

Chromebook sẽ xứng với những mức giá cao cấp khi chúng vượt qua được định kiến "chỉ là một trình duyệt nhét trong một cái hộp" vốn từ lâu đã là đặc trưng của Chrome OS. "Dựa hơi" các dịch vụ trong hệ sinh thái đa dạng của Google, như Stadia, hay trang bị cho người dùng những mức dung lượng Drive lớn hơn, sẽ là giải pháp hữu ích.

Tuy nhiên, Chrome OS về cơ bản vẫn thiếu hàng loạt ứng dụng cũng như không mang lại được nhiều thứ mà người dùng mong muốn như các hệ sinh thái của Apple và Microsoft. Giải quyết vấn đề này sẽ là một dự án lớn đối với Google.

Trong bối cảnh Apple đang chuyển hướng sang sử dụng vi xử lý Arm cho MacBook, có lẽ đã đến lúc Google quay về với vi xử lý Arm cho Chromebook. Hiện nay, đã có một số chipset với hiệu năng đáng nể cùng khả năng thực thi các tác vụ machine learning và kết nối nhiều loại mạng khác nhau. Chỉ cần phần mềm tốt, chúng có thể thu hút được nhiều người đến với Chromebook hơn.

Và đừng quên hỗ trợ các ứng dụng Android mà không cần giả lập. Tuy nhiên, mọi thứ còn phụ thuộc liệu Google có định hướng gì với Chromebook để đưa nền tảng này lên một tầm cao mới hay không.

Toàn bộ chiến lược của Google trên thị trường điện toán cần đến những ý tưởng mới mẻ. Tablet Android vẫn còn khá kém cỏi khi so với loạt iPad của Apple. Và gã khổng lồ tìm kiếm cũng không có động lực để bắc cầu nối giữa di động, tablet, và PC. Một kế hoạch mạo hiểm như vậy nhiều khả năng không thành hiện thực, bởi nó sẽ đi quá xa những điều Google đã dự định trong vài năm trở lại đây.

3. Tái thiết lập Wear OS

(Nguồn: AndroidAuthority)
Nền tảng WearOs cần có sự thay đổi (Nguồn: AndroidAuthority)

Tablet Android có thể không tốt, nhưng Wear OS thậm chí còn tệ hơn. Nền tảng này gần như không có chút tiến triển nào trong năm 2020. Điều đó cần phải thay đổi trong năm 2021 nếu Wear OS muốn thu hẹp khoảng cách với Apple Watch.

Đáng buồn thay, Wear OS không nổi trội về mặt fitness lẫn các tính năng cao cấp khác, khiến nền tảng này chẳng khác gì "vùng đất thây ma". Google cần có một hướng đi tích cực hơn đối với việc phát triển Wear OS trong tương lai. Họ cần cung cấp cho các đối tác những công cụ cần thiết để tạo ra những chiếc đồng hồ tuyệt vời thay vì chỉ đơn thuần tung ra các bản vá Wear OS.

Cập nhật hệ thống thường xuyên hơn cũng là điều cần làm. Dù có chuyện gì xảy ra, người tiêu dùng rõ ràng muốn thấy một thứ gì đó hấp dẫn để chấn hưng nền tảng Wear OS trong 12 tháng tiếp theo.

Chúng ta cũng đang trông chờ phần cứng Wear OS "chính chủ" Google - sản phẩm thể hiện tầm nhìn của hãng đối với một chiếc wearable toàn diện. Tuy nhiên, điều đó dường như đang trôi xa hơn bao giờ hết!

4. Tập trung các dịch vụ media và game vào một gói

(Nguồn: AndroidAuthority)
Tập trung các dịch vụ media và game vào 1 gói thuê bao(Nguồn: AndroidAuthority)

Google hiện có nền tảng game Stadia và các nền tảng media đa dạng khác, bao gồm YouTube Premium, Google TV... Điều khiến mọi người bực bội là rất nhiều dự án nói trên lẽ ra sẽ rất tuyệt, nhưng lại không được Google tập trung phát triển.

Lấy Chromecast with Google TV mới được công bố cách đây chưa lâu làm ví dụ. Tại sao nó không hỗ trợ Stadia, chẳng ai biết được. Đó chẳng khác gì một cơ hội để thống nhất hệ sinh thái media vào một sản phẩm toàn diện, đơn nhất, nhưng đã bị Google bỏ lỡ.

Sự ra mắt của một thế hệ console mới cùng những tựa game chỉ mới ngày đầu đã nhận được bản vá đến 50GB lẽ ra là một cơ hội lớn để Stadia thu hút sự chú ý, khi mà người dùng chỉ cần một thiết bị giá 50 USD (hoặc 80 USD nếu mua kèm controller) là đủ. Nhưng Google rõ ràng không biết phải làm gì.

Dẫu vậy, Chromecast with Google TV là một bước đi đúng hướng. Một thiết bị với khả năng tổng hợp nội dung chất lượng cao từ nhiều nguồn là thứ mà ngành công nghiệp stream đang cần. Google cũng có thể đưa vào đó những nội dung của chính mình. Tại sao họ không cung cấp cho người dùng một gói subscription cho Google TV, hoặc một gói bao gồm YouTube Music, Drive, và Stadia?

Google có những dịch vụ đủ sức cạnh tranh nghiêm túc với Amazon Prime và Apple One. Họ chỉ cần định hình một vài gói subscription thật cuốn hút là được. Một gói subscription chuyên về media, bao gồm mọi thứ từ lưu trữ ảnh đến chơi game đám mây chẳng hạn!

5. Nghiêm túc với quyền riêng tư của người dùng

(Nguồn: AndroidAuthority)
Quyèn riêng tư cũng là điều mà người dùng muốn Google minh bạch hơn (Nguồn: AndroidAuthencity)

Điều cuối cùng mà người dùng trông chờ ở Google trong năm 2021 có lẽ là hãy chú ý đến quyền riêng tư dữ liệu một cách nghiêm túc hơn nữa. Google vẫn lén lút đọc email của bạn, lưu lại những đoạn tìm kiếm âm thanh của bạn, và theo dõi vị trí của bạn dưới danh nghĩ nhằm "cải thiện chất lượng dịch vụ", trong khi thực ra thứ họ muốn là bán quảng cáo.

Và người dùng chúng ta chẳng thể kiểm soát được toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu này. Những vụ kiện tụng không hồi kết nhằm vào Google mỗi năm là lời cảnh báo cho thấy những cam kết của công ty đối với vấn đề quyền riêng tư vẫn chưa được thực hiện một cách thoả đáng. 

Cụ thể, Google đang đối mặt với những đơn kiện từ 6 quốc gia EU liên quan việc đấu giá quảng cáo và dữ liệu người dùng. Ngoài ra, còn có một vụ kiện tập thể liên quan chế độ Incognito đang diễn ra ở California. Dù vụ kiện này không có chứng cứ rõ ràng, nó càng cho thấy những chính sách dữ liệu của Google đang tiếp tục thách thức kỳ vọng của người dùng.

Google không thể liên tục chơi đuổi bắt với những quy định quyền riêng tư ngày một chặt chẽ như GDPR của EU. Họ cũng không thể đưa ra những phương thức khó hiểu và mập mờ để người dùng thoát khỏi chương trình thu thập dữ liệu. Google không phải là công ty duy nhất hoạt động mờ ám trong ngành công nghiệp dữ liệu. Nhưng với tư cách là một trong những công ty lớn nhất, họ nên đi đầu trong giải quyết vấn đề này. 

Tổng kết

Google
Google nên không nên lơ là ở một vài lĩnh vực nhỏ hơn (Nguồn: AndroidAuthority)

Chỉ riêng mảng smartphone, năm 2020 đã là một năm khá đối với Google. Tuy nhiên, họ cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội. Một số lĩnh vực, họ đơn giản là hơi lơ là, và cần giải quyết trong năm 2021. Giữa Chromebook, tablet, Wear OS, game đám mây, và những mối quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu, có rất nhiều thứ Google phải cân nhắc trong những tháng tới đây.

Bạn mong muốn điều gì từ Google trong năm tới? Hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

Nguồn: Android Authority

Xem thêm: Pixel 5a lộ ảnh chụp thực tế: Dùng màn hình không lỗ khoét, có tính năng ổn định video, dự kiến tháng 5/2021 ra mắt

Biên tập bởi Nguyễn Duy Linh
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...