Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

5 câu tự vấn bản thân trước khi bạn muốn sở hữu thiết bị đeo

Đóng góp bởi Trấn Minh
26/03/16
5 câu tự vấn bản thân trước khi bạn muốn sở hữu thiết bị đeo

Theo dòng phát triển công nghệ, ngày hôm nay, chúng ta có thể thấy và được dùng các thiết bị thông minh như smartphone, tablet & cả wearable (thiết bị đeo),... Nhưng wearable lại là loại công cụ mới mà bạn cần cân nhấc trước khi lựa chọn.

Bên dưới là 5 câu mà bạn cần tự hỏi bản thân để chắc rằng bản thân hoàn toàn cần và có thể chấp nhận, kiểm soát được thiết bị.

1. Wearable là gì và công dụng thế nào?

Hiểu đơn giản thì wearable là những thứ bạn có thể mặc hay đeo lên cơ thể như trang phục, đồng hồ, vòng đeo tay, giày thể thao,... Đặc điểm chung của chúng chính là có thể kết nối như và trở thành một phần của thế giới Internet of Things.

Wearable là gì và công dụng thế nào?

Theo quan sát thì vài năm trở lại đây, dòng thiết bị đeo đã có những bước quay lại thị trường thật mạnh mẽ. Trước đó, từ những năm 2006 thì các sản phẩm như tai nghe bluetooth đã xuất hiện và được xem như những người tiên phong.

Hiện tại, các dòng sản phẩm wearable rất đa dạng và có các công dụng như: Theo dõi quá trình tập luyện, trợ lý sức khoẻ, kết nối giữ liên lạc hay đơn giản là để làm trang sức đắt giá.

2. Cần sở hữu thiết bị nào khác trước khi mua wearable?

Câu trả lời ở đây là tuỳ thuộc vào sản phẩm wearable bạn lựa chọn! Ví dụ như muốn mua Samsung Gear S2, Moto 360 thì trước đó bạn nên có smartphone vì chúng được xem như phần mở rộng và hỗ trợ. Còn đối với một số khác như Fitbit Zip (máy theo dõi hoạt động không dây) thì nó có thể hoạt động hoàn toàn độc lập như một tính năng trong khi vẫn giữ khả năng đồng bộ hoá dữ liệu cùng thiết bị xung quanh.

Cần sở hữu thiết bị nào khác trước khi mua wearable?

3. Vấn đề sạc thiết bị như thế nào?

Dĩ nhiên, câu hỏi này cũng không thể trả lời chung chung mà cần dựa vào các sản phẩm riêng biệt tương tự câu số 2. Dù vậy, có một điều chắc chắn là việc sạc cho những wearable sẽ không phiền toái và mất thời gian như một chiếc smartphone, tablet,...

Fitbit Zip

Đó là bởi vì, như đã nói, sứ mệnh ưu tiên của wearable chính là làm một phần mở rộng, trợ lý cho những thiết bị "mẹ" nên nó không cần phải chi quá nhiều năng lượng để hoạt động. Được viết, đối với các wearable như smartwatch thì thường có thể trụ vững trong cả ngày còn những vòng đeo tay đơn giản hơn có thể hoạt động đến vài tuần thậm chí 6 tháng như chiếc Fitbit Zip đã đề cập ban nãy.

4. Dùng wearable là đồng ý chia sẻ dữ liệu?

Dĩ nhiên là không, trừ khi bạn cho phép hoặc dữ liệu đó nằm trong điều khoản quy định mà nhà sản xuất có thể thu thập để nâng cao trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, nếu xét riêng những thiết bị đeo dạng theo dõi tập luyện thể dục thì việc chia sẻ là cần thiết vì một kết quả nghiên cứu rằng, "Những ai có ít nhất 3 người bạn sẽ có thêm 1.000 bước đi bộ mỗi ngày!"

Dùng wearable là đồng ý chia sẻ dữ liệu?

Sao lạ thế? Đó là bởi vì khi kết nối với nhau, chúng ta có thể biết được quá trình tập luyện của người khác rồi từ đó bị "lôi kéo", không thể để thua đứa bạn. Hoặc là bị trêu chọc hoặc là tự hào vì kết quả đạt được - bạn sẽ chọn cái nào?

5. Chia sẻ thì được nhưng liệu có an toàn?

Khi dân trí càng nâng cao thì những thứ liên quan yếu tố cá nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà sản xuất cũng như... kẻ xấu. Thế nên, dù cẩn thận là tốt nhưng bạn cũng chẳng cần bận tâm quá nhiều. Bởi vì những nhà sản xuất ngày nay luôn đề cao tinh thần trách nhiệm cho sự riêng tư của khách hàng. Dễ thấy nhất chính là vụ Apple và FBI đã trở thành tâm điểm giới công nghệ trong suốt thời gian qua.

Theo dòng thời sự: Toàn cảnh Apple đại chiến FBI: Họ đang đấu tranh vì điều gì?

Chia sẻ thì được nhưng liệu có an toàn?

Nếu có, chẳng qua nhà sản xuất chỉ trích xuất những dữ liệu cần thiết thuộc dạng khẩn cấp ví dụ như những người ở phía tây thành phố đang gặp bão, động đất thì những ai ở gần đó sẽ biết tin để lẫn tránh, tìm chỗ an toàn... Đơn giản, chia sẻ để được lợi nhiều hơn là hại!

Bên trên là 5 câu hỏi mà bạn cần tự giải đáp trước khi tậu một thiết bị đeo. Không biết bạn thấy có hợp lý, từng thực hiện và đã mua wearable chưa? Đừng ngại comment chia sẻ bên dưới bài viết nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...