Từ 3D Touch tới iOS 10, liệu Apple đang bị "phân mảnh tính năng"?
Hàng loạt những cải tiến lớn trên iOS 10 với nhiều tính năng ấn tượng khiến các fan của Apple không khỏi phấn chấn cho một tương lai hứa hẹn cho Táo Khuyết, nhất là khi iPhone 7 đang đến gần.
Tuy nhiên, không phải tất cả những ai đang cầm trên tay một chiếc iPhone đều được hưởng trọn vẹn niềm vui này.
Chúng ta có những gì từ iOS mới? Một iMessage được đại tu cực kỳ đáng tiền, Siri được cải tiến, Apple Music hoàn toàn mới, và đặc biệt là khả năng sử dụng 3D Touch một cách rộng rãi hơn trên nhiều ứng dụng.
Apple đang cố gắng mở rộng hơn vai trò của 3D Touch với sự tích hợp xuyên suốt vào giao diện người dùng chứ không chỉ hạn chế ở một số ứng dụng có sẵn, điều này được cho là cũng sẽ khuyến khích thêm nhiều nhà phát triển hỗ trợ tính năng này trên ứng dụng mà họ tạo ra. Với việc iOS ngày càng phức tạp hơn, 3D Touch sẽ giúp đơn giản hóa và thuận tiện hơn các thao tác hàng ngày với điện thoại.
Nhưng không phải thiết bị nào trong tập sản phẩm hiện có của Apple cũng đều có 3D Touch, ngoại trừ iPhone 6s. Ngay cả một mẫu còn mới hơn cả 6s là iPhone SE, với cấu hình mạnh mẽ không kém gì mẫu iPhone chủ lực, nhưng lại thiếu đi tính năng phần cứng này.
Đó là chưa kể, một số đông người dùng vẫn đang dùng iPhone 6, các đời iPhone 5s trở về trước, ngoài ra còn cả người dùng iPad, iPad Pro.
Điều này vô hình chung sẽ làm chậm lại quá trình tiến hóa này. Và cũng thật khó để lý giải nghịch lý, trong khi cố gắng thúc đẩy người dùng tiếp nhận cái mới nhưng Apple lại “khai trừ” những người dùng iPhone đời cũ ra khỏi cuộc chơi? Nhiều chuyên gia đã gọi hiện tượng này là quá trình phân mảnh của Apple.
Chúng ta thường được nghe tới thuật ngữ này phổ biến khi nói tới hệ điều hành Android bởi con số khổng lồ các nhà sản xuất thiết bị khác nhau sử dụng một hệ điều hành được tùy biến riêng cho điện thoại của họ.
Giờ đây, chính Apple cũng đang âm thầm gánh chịu hiện tượng này, nhưng thay vì “phân mảnh hệ điều hành” thì lại là tình trạng “phân mảnh về tính năng”, bởi hai thiết bị có thể cùng chạy 1 hệ điều hành iOS 10 nhưng lại khác nhau khi sử dụng.
Thật vậy, tuy rằng các mẫu iPhone đời cũ sẽ vẫn tiếp tục được hỗ trợ nâng cấp lên các đời iOS mới trong vòng đời của mình, nhưng sẽ xảy ra chuyện các mẫu iPhone lỗi thời sẽ không có một số tính năng tiên tiến mà chỉ các sản phẩm xuất hiện sau này mới có đầy đủ.
Điều này là khó tránh khỏi vì phần mềm luôn phải đi đôi với sức mạnh phần cứng để phát huy hết hiệu quả. Vấn đề là rất nhiều người dùng iPhone cũ khi nâng cấp lên iOS mới chỉ quan tâm liệu họ có hưởng được các tính năng như iPhone đời mới hay không và tâm lý này rất phổ biến.
Apple đã tự xây dựng nên một chu kỳ phát triển sản phẩm độc đáo của riêng họ, với các sản phẩm sau kế thừa các sản phẩm trước, còn các sản phẩm trước có thể nâng cấp ăn theo sản phẩm sau.
Dù như thế, chiến lược nâng cấp hệ điều hành chung cho một loạt thiết bị có vòng đời kế cận nhau khác biệt về phần cứng là con dao hai lưỡi khiến Apple trở thành nạn nhân của chính mình.
Bạn có bao giờ cảm thấy khó chịu khi nâng cấp lên hệ điều hành iOS mới hơn và chiếc iPhone hoạt động không đầy đủ chức năng hay tệ hơn là gặp phải lỗi do xung đột phần cứng, phần mềm? Chia sẻ ý kiến với mình trong phần bình luân dưới đây nhé!
Xem thêm:
- 3D Touch đã bớt vô dụng hơn khi lên iOS 10
- Ứng dụng camera trên iOS 10 có nhiều cải tiến hơn chúng ta tưởng
- Ứng dụng trên iOS 10 trông ra sao với chế độ Dark Mode?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.