Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Là Nokia fan chân chính, dưới đây là 3 điều mình mong mỏi Nokia sớm thay đổi và cải thiện hơn để vực dậy trong năm 2021!

Lê Nhật Nam
09/01/21
Nokia cần làm gì trong năm 2021
Hình ảnh minh họa Nokia 9 (Nguồn: Digital Trends)

Trong quá khứ, đã từng có một đế chế di động chiếm hơn 40% thị phần điện thoại suốt gần hai thập kỷ nhưng cuối cùng, câu nói “Chúng tôi không làm gì sai nhưng bằng một cách nào đó, kết cục là thất bại!” của Stephen Elop, nguyên Giám đốc điều hành Nokia đã phát biểu chính là lời tạm kết về cuộc chơi di động đầy khắc nghiệt cho tập đoàn công nghệ lừng lẫy đến từ Phần Lan này.

Có lẽ, Nokia đã rút ra được nhiều bài học đắt giá và sẵn sàng trở lại thị trường cùng HMD Global. Màn hồi sinh này bước đầu gặt hái được những thành tựu nhất định.

Vào giai đoạn cuối 2017 và đầu 2018, đã có lúc Nokia chiếm giữ 25% thị phần điện thoại ở Việt Nam và lọt vào top 10 thương hiệu di động bán chạy nhất thế giới.

Doanh só Nokia sụt giảm

Tuy nhiên, những tín hiệu khả quan trên vẫn chưa duy trì được bao lâu thì nhiều tin không vui đã ồ ạt kéo đến. Theo số liệu từ Counterpoint, doanh số smartphone Nokia bán ra trong năm 2019 đã sụt giảm gần 30% so với cùng kỳ 2018. Đáng nói, trong quý đầu tiên của năm 2020, con số này lại giảm đến 45.2% so với cùng kỳ 2019.

Điều này cho thấy, Nokia dường như đã lao mình vào thế khó sau màn hồi sinh đầy hứa hẹn cùng HMD Global. Như vậy, nhà sản xuất đến từ Phần Lan cần thay đổi những gì để thay đổi cục diện trong tương lai gần, hãy cùng mình phân tích trong bài viết này nhé!

Android One đã trở thành 'cuộc chơi' không còn ai theo đuổi!

Android One

Một trong những đặc điểm đáng đề cập của các smartphone Nokia là việc tích hợp phần mềm chạy Android One của Google. Nhìn chung, lợi ích từ Android One mang lại là trải nghiệm với giao diện thuần khiết và khả năng cập nhật rất ấn tượng. Tuy nhiên, đây rất có thể là yếu tố tác động tiêu cực đến các thiết bị di động Nokia.

Quay lại thời điểm năm 2014, sáng kiến về Android One đã được Google ra mắt, đồng thời tích hợp cho các smartphone nội địa tại thị trường Ấn Độ và thất bại ngay sau đó. Những tưởng kế hoạch bị hủy bỏ cho đến năm 2017, dự án được tái khởi động cùng Mi A1 của Xiaomi.

Cũng từ đó, Android One gắn liền với những chiếc điện thoại được cho là sở hữu phần cứng tuyệt vời, phần mềm tối ưu và cập nhật thần tốc.

Android liệu có phải sự lựa chọn phù hợp?

Trái ngược với sự “hào nhoáng” từ Android One hứa hẹn mang lại, hầu như điều mà nền tảng này làm được chỉ đến từ việc phần mềm hệ thống sạch sẽ. Trong khi đó, khả năng cập nhật hệ thống lại không được kịp thời thậm chí còn chậm trễ hơn đáng kể so với mặt bằng chung.

Hiện tại chỉ còn duy nhất cái tên Nokia vẫn tiếp tục “bám trụ” với Android One. Được biết, các dòng smartphone của hãng chỉ mới dừng lại ở nền tảng Android 10, phải chờ đến quý 1/2021 để tiến hành cập nhật lên Android 11 mới nhất.

Ngoài ra, điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của Android One, hệ điều hành quá đơn giản và tẻ nhạt sẽ làm thiếu đi tính đặc trưng riêng của hãng. Nhận thấy được điều này, nhiều nhà sản xuất đã kết hợp giữa việc tung ra các dòng sản phẩm Android One và giao diện tùy biến riêng như Xiaomi và LG.

Còn Nokia lại đang trong thế bị động với sự lựa chọn duy nhất là nền tảng đầy hoài nghi đến từ Google.

Smartphone Nokia đang chỉ dừng lại ở Android 10

Nếu tình hình tồi tệ của Android One vẫn không ngừng tiếp diễn thì kịch bản về một tương lai đầy sóng gió sẽ xảy đến với những đối tác như Nokia là điều không khó dự đoán.

Do đó, mình mong nhà sản xuất đến từ Phần Lan nên có kế hoạch xây dựng một nền tảng giao diện mới. Điều này sẽ tạo điểm nhấn đặc trưng phần mềm riêng cho hãng và tránh được những tác động xấu trong tương lai.

Cần lắm những chiếc flagship Nokia đúng nghĩa

Nokia 9 Pureview
Nokia 9 Pureview. (Nguồn: Nokiapoweruser)

Trong những năm trở lại đây, Nokia dường như đang tập trung vào phân khúc giá rẻ, tầm trung và cận cao cấp mà “bỏ rơi” phân khúc cao cấp. Kể từ màn hồi sinh trong năm 2017, hãng chỉ ra mắt Nokia 8 Sirroco (2018) và Nokia 9 Pureview (2019) là hai mẫu smartphone được ấn định tại phân khúc cao cấp.

Việc vắng bóng những dòng sản phẩm này sẽ không mang đến được trọn vẹn những giá trị trải nghiệm về các tính năng, công nghệ mang chất riêng nhất của hãng cho người dùng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút truyền thông.

Ống kính ZEISS

Thực tế, Nokia sở hữu công nghệ PureView ống kính Zeiss có hiệu suất rất ấn tượng cùng những tính năng sáng tạo đặc trưng đi kèm, nếu kết hợp tốt với phần mềm sẽ tạo nên tiền đề quan trọng để phát triển những dòng thiết bị cao cấp có sức hút mạnh mẽ trong thị trường.

Một số tin đồn cho biết, Nokia có khả năng sẽ ra mắt các mẫu máy cao cấp như Nokia 9.3 Pureview hay Nokia 10 Pureview trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn chưa được xác thực. Mình rất hy vọng điều này sẽ trở thành hiện thực!

Hãy hồi sinh những huyền thoại thật sự, đừng làm những sản phẩm nữa vời

Cục gạch vẫn đóng vai trò quan trọng
Nokia 3310.(Nguồn: Ars Technica)

Những chiếc điện thoại cơ bản (feature phone) thường được gọi với cái tên “cục gạch” hay “cục gạch Nokia” với ưu điểm pin trâu, dễ dàng sử dụng, bền bỉ và cái giá phải chi lại phải chăng. Đây chính là dòng sản phẩm dễ tiếp cận nhất với người tiêu dùng.

Nokia vẫn giữ được thương hiệu sẵn có về thị trường “cục gạch” nhờ vào yếu tố hoài cổ và nhiều tính năng độc quyền mang lại. Điều hãng cần phải làm là tiếp tục duy trì những giá trị “vang bóng một thời” bằng ngôn ngữ của hiện đại nhưng không mắc vào cái bẫy rẻ hóa nửa vời.

Nhà sản xuất điện thoại đến từ Phần Lan vẫn có hy vọng chiếm giữ “ngôi vương” ngay tại phân khúc có sự góp mặt của những dòng “sản phẩm thương hiệu” như cách họ đã từng làm trong quá khứ.

Tổng kết

Là Nokia fan chân chính, dưới đây là 3 điều mình mong mỏi Nokia sớm thay đổi và cải thiện hơn để vựt dậy trong năm 2021!

Tóm lại, Nokia hay HMD Global còn rất nhiều việc phải làm hơn nữa trong thời gian sắp tới để xoay chuyển tình hình. Không chỉ cần xây dựng một nền tảng giao diện người dùng mới, phát hành một phiên bản cao cấp cũng như duy trì thế mạnh điện thoại cơ bản mà còn phải khẳng định được giá trị cốt lõi trong những dòng sản phẩm của mình.

Hành trình trở lại thị trường di động vốn dĩ đã khốc liệt nay đã còn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh và chạy theo xu hướng như vũ bão của thị trường. Hy vọng Nokia sẽ có tình hình khả quan hơn trong năm 2021!

Đây là quan điểm riêng của mình về vấn đề này, nếu bạn có suy nghĩ hay bàn luận về nội dung, vui lòng để lại bình luận ở phía bên dưới nhé!

Xem thêm: Nokia 6.3 (Nokia 6.4) rò rỉ ảnh render sắc nét với thiết kế 4 camera sau quen thuộc, vị trí cảm biến vây tay đã được thay đổi

Biên tập bởi Nguyễn Duy Linh
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...