Smartwatch ra đời đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Để tối ưu được các đặc tính, smartwatch cần có những loại màn hình phù hợp có thể hiển thị tốt và tiết kiệm năng lượng. Trong đó, bốn loại màn hình phổ biến, thường được sử dụng là OLED, LCD, TFT, MIP, hãy để Thế Giới Di Động giới thiệu đến bạn các loại màn hình đồng hồ này nhé!
1. OLED
.png)
- OLED (Organic Light-Emitting Diode)
Là loại màn hình gồm những diode hữu cơ, mỗi Diode này sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Khả năng tắt hoàn toàn của các Diode và việc không sử dụng đèn nền giúp màn hình OLED cho màu đen sâu hơn do các led phát quang nhỏ (điểm ảnh) có khả năng tự tắt khi xuất hiện tín hiệu điều khiển nhờ đó tăng độ tương phản và cải thiện chất lượng hiển thị.
- AMOLED (Active Matrix OLED)
Là loại màn hình OLED ma trận động. Màn hình này có màu sắc rực rỡ, trọng lượng nhẹ và tiết kiệm pin. Tuy nhiên khả năng hiển thị dưới trời nắng kém lại là nhược điểm lớn của AMOLED.
.jpg)
- PMOLED (Passive Matrix OLED)
Là loại màn hình OLED ma trận tĩnh. Ưu điểm của loại màn hình này là chi phí sản xuất rất rẻ. Tuy nhiên PMOLED có tuổi thọ thấp, tiêu thụ khá nhiều điện năng, độ phân giải và kích thước bị hạn chế (màn hình nhỏ chỉ khoảng 3 inch, độ phân giải thấp).
- Super AMOLED (Super Active Matrix Organic Light Emitting Diode)
Đây là loại màn hình khắc phục nhược điểm của AMOLED và mỏng hơn do loại bỏ được các thành phần kính cảm ứng phía dưới, tích hợp tất cả lớp kính thành 1 tấm kính cảm ứng duy nhất được gọi là "in-cell". So với AMOLED, Super AMOLED có thể giảm độ phản xạ ánh sáng mặt trời đến 80%, sáng hơn 20% và tiết kiệm 20% năng lượng.
2. LCD
Màn hình LCD hiển thị màu sắc khá trung thực gần tương đương với màu sắc của vật thể thực. Tuy không bắt mắt như màn hình OLED nhưng nó thích hợp cho những người có công việc thiết kế đồ họa.
.png)
- IPS LCD (In-plane Switching)
Là loại màn hình LCD sử dụng tấm nền IPS cho hình ảnh hiển thị với gam màu rộng hơn, đặc biệt góc nhìn rộng lên tới 178 độ. Đây là ưu điểm lớn nhất của màn hình được lựa chọn ứng dụng trên nhiều thiết bị cao cấp.
- Transflective LCD
.png)
Transflective LCD hấp thụ các tia sáng (mặt trời) và phản xạ chúng tới mắt người dùng, kết hợp với ánh sáng từ đèn nền bên trong, giúp màn hình có độ tương phản cao, các chi tiết, hình ảnh phân tách rõ ràng. Đây là loại màn hình phổ biến trên các thiết bị ngoài trời, đặc biệt là những mẫu smartwatch thể thao nhờ khả năng hiển thị tốt dưới trời nắng gắt, cùng đặc tính siêu tiết kiệm pin.
- Active Matrix LCD with LED Backlight
Là công nghệ màn hình laptop gần như phổ biến, sử dụng nhiều nhất nhất hiện nay, áp dụng cho các sản phẩm màn hình tinh thể lỏng màn hình phải được chiếu sáng bởi các đèn LED từ phía sau để có thể hiển thị màu sắc, hình ảnh.
3. TFT
.png)
TFT (Thin Film Transistor) là công nghệ màn hình sử dụng những bóng bán dẫn dạng phim mỏng, xuất hiện từ năm 2005 và nhanh chóng phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử. Tuy nhiên, TFT không thực sự hoàn hảo, ngược lại với IPS LCD thì góc nhìn trên TFT khá hẹp, màu sắc sẽ bị thay đổi nếu bạn nhìn màn hình ở góc nghiêng hẹp. Mặt khác, TFT cũng tiêu hao khá nhiều pin so với những loại màn hình hiện đại như OLED. Đây cũng là một trong những lý do khiến TFT đang ít được sử dụng trong những năm gần đây.
4. MIP
.png)
MIP (Memory In Pixel) tối ưu cho hoạt động ngoài trời để cho ra hình ảnh màu sắc nét, rõ ràng. Ngoài ra, màn hình MIP còn tiết kiệm pin giúp đồng hồ có thể hiển thị liên tục thông tin trên mặt đồng hồ nhưng vẫn có thể duy trì thời lượng pin dài. Tuy nhiên, MIP có nhược điểm là ít màu và độ phân giải chỉ ở mức trung bình. Vì thế cần cân nhắc kĩ lưỡng về các loại mặt kính khi chọn mua đồng hồ.
Một số mẫu đồng hồ thông minh đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
Hãy đón đọc những thông tin hấp dẫn trong các bài viết tiếp theo của Thế Giới Di Động bạn nhé!