Tự nhiên một ngày chiếc máy lạnh của bạn vẫn hoạt động bình thường nhưng lại không lạnh, không mát. Bạn nên làm gì để khắc phục vấn đề này. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh không lạnh, không mát. Cùng xem ngay thôi!
1. Lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bị bám bẩn
Tấm lưới lọc trong máy lạnh là bộ phận dễ bám bụi nhất, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì không những khả năng lọc bụi bẩn, diệt vi khuẩn giảm mà hiệu quả làm lạnh kém, lượng điện năng tiêu thụ cao hơn. Ngoài ra, khi lưới lọc bám bụi quá nhiều máy lạnh vận hành không được êm ái, gây tiếng ồn nhiều hơn.
Lưới lọc bám bụi quá nhiều máy lạnh vận hành không được êm ái
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng trên bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên khoảng 1 tháng một lần (tùy vào mức độ sử dụng). Đối với những gia đình miền Bắc, cần tổng vệ sinh máy trước khi bước vào mùa hạ để đảm bảo máy lạnh đạt được hiệu quả làm mát tối ưu.
2. Máy lạnh bị thiếu hoặc hết GAS
Máy lạnh sử dụng lâu ngày không nạp gas hoặc đường ống dẫn gas bị rò rỉ, dẫn đến lượng gas không đủ làm lạnh không khí. Biểu hiện thường thấy khi máy lạnh hết gas:
+ Tuyết bám trên van ống nhỏ của dàn lạnh.
+ Dòng điện hoạt động thấp hơn so với định mức ghi trên máy.
+ Những dòng sản phẩm điều hòa đời mới thường tự động tắt máy sau 10 phút - 15 phút và báo lỗi.
Lượng gas không đủ để máy lạnh làm lạnh không khí
Cách khắc phục: Khi gặp những biểu hiện trên bạn cần liên hệ ngay trung tâm bảo trì để được hỗ trợ kịp thời. Bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy tổng thể từ 3 tháng trở lên để máy luôn hoạt động tốt.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân và cách khắc phục khi máy lạnh bị thiếu hoặc hết gas, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
3. Máy nén bị hỏng
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của máy lạnh. Khi máy nén bị hỏng thì máy lạnh vẫn hoạt động bình thường, nhưng không khí thổi ra không được làm lạnh. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây hư hỏng máy nén như mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển,...
Nguyên nhân máy lạnh không mát là do hư hỏng máy nén
Cách khắc phục: Nếu gặp trường hợp này, bạn cần liên hệ ngay trung tâm bảo trì hoặc thợ sửa chuyên nghiệp để kịp thời kiểm tra và khắc phục, tránh trường hợp khách hàng tự ý thay mới toàn bộ gây lãng phí.
4. Hỏng tụ điện, bảng mạch
Tụ điện có tác dụng giúp động cơ điện của máy nén khởi động. Nếu tụ điện hỏng, máy lạnh sẽ chẳng khác gì chiếc quạt gió thông thường. Một số nguyên nhân thường gặp khiến hỏng tụ điện, bảng mạch máy lạnh như máy lạnh hoạt động quá tải hoặc nhiệt độ máy lạnh duy trì quá thấp trong thời gian dài (dưới 20 độ C).
Máy lạnh bị hỏng tụ điện, bảng mạch
Cách khắc phục:
+ Liên hệ trung tâm bảo trì, bảo dưỡng thay tụ điện, bảng mạch mới.
+ Vệ sinh bảng mạch thường xuyên và ngăn chặn kịp thời côn trùng làm tổ gây chập cháy bảng mạch.
+ Khi vệ sinh tụ điện, bảng mạch cần phải tắt nguồn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
5. Quá tải điện
Việc quá tải điện cũng là nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh, không mát. Nguyên nhân tình trạng quá tải điện có thể do nhu cầu sử dụng điện tăng cao nên ở một số khu vực dẫn đến nguồn điện yếu, không ổn định. Từ đó, máy nén bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động.
- Cách khắc phục: Bạn cần sử dụng thêm ổn áp để ổn định nguồn điện, đảm bảo máy lạnh luôn hoạt động tốt.
Tình trạng quá tải điện có thể do nhu cầu sử dụng điện tăng cao
Lưu ý:
- Hầu hết, máy lạnh trên thị trường đều được trang bị công nghệ tích hợp mã lỗi để nhận biết khi máy gặp sự cố.
- Máy lạnh tự chẩn đoán lỗi thông minh bằng cách hiển thị những thông số. Từ những thông số hiển thị, bạn có thể dựa vào bảng mã lỗi để tra xem máy lạnh mình đang gặp vấn đề gì.
- Bạn có thể tham khảo một số bài viết sau để xem bảng mã lỗi nhé:
+ Đối với máy lạnh Aqua: Bạn xem TẠI ĐÂY.
+ Đối với máy lạnh Midea: Bạn xem TẠI ĐÂY.
+ Đối với máy lạnh Panasonic: Bạn xem TẠI ĐÂY.
+ Đối với máy lạnh Toshiba: Bạn xem TẠI ĐÂY.
6. Máy lạnh bị chảy nước
Đa phần nguyên nhân của việc điều hòa bị chảy nước là do dàn lạnh lâu ngày không được vệ sinh, làm hình thành một lớp rong rêu bám trên đường ống thoát nước, gây tắc nghẽn. Một nguyên nhân khác có thể là do lỗi lắp đặt đường ống thoát nước trượt máng hứng.
Dàn lạnh lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến máy lạnh không lạnh
Cách khắc phục: Liên hệ ngay với trung tâm bảo trì, bảo dưỡng để vệ sinh hoặc thay mới. Đặc biệt, bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy tổng thể từ 3 tháng 1 lần để máy luôn hoạt động tốt.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân và cách khắc phục khi máy lạnh bị chảy nước, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
7. Đặt sai chế độ làm mát
Đặt sai chế độ làm mát là một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh nhà bạn không mát. Vấn đề này có thể xuất phát từ việc bật nhầm nút chức năng khác như sưởi, quạt,...
Bật nhầm nút chức năng trong máy lạnh
Cách khắc phục: Để chắc chắn bật đúng chế độ làm mát, bạn cần phải hiểu kí hiệu khác nhau. Một số kí hiệu thông thường mà bạn cần biết:
+ Cool: Hình bông tuyết.
+ Dry: Hình giọt nước.
+ Chế độ sưởi: Hình mặt trời.
+ Chế độ tự động.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về một số chế độ máy lạnh, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
8. Block máy lạnh không chạy
Block máy lạnh không chạy cũng dẫn đến việc máy lạnh không làm mát, làm lạnh được. Nguyên nhân của điều này có thể xuất phát từ một số vấn đề sau:
+ Máy nén không có nguồn điện cấp: Do board điều khiển, hở mạch hoặc contactor không đóng.
+ Máy thermic bảo vệ máy nén: Do hư tụ điện, dàn nóng bị hỏng quạt, motor máy nén hoạt động kém.
+ Cháy cuộn dây động cơ ở bên trong.
Việc máy lạnh không làm mát do block máy lạnh không chạy
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng block máy lạnh không chạy. Trường hợp do cháy cuộn dây động cơ thì bạn nên thay thế bởi sửa chữa chỉ được một thời gian.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về block máy lạnh, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
9. Lắp máy lạnh không đúng vị trí
Lắp giàn lạnh đối diện với hướng gió
Ở những nơi có nhiều gió thì bạn không được lắp giàn đối diện với hướng gió. Lý do là vì gió gây tản hơi máy lạnh và khiến máy lạnh nhiệt độ phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ độ mát.
Cách khắc phục: Hãy lắp máy lạnh nhiệt độ vuông góc với hướng gió.
Không nên lắp giàn lạnh đối diện với hướng gió
Lắp giàn lạnh máy lạnh ở góc tường nóng
Với những hạn chế về diện tích hay góc lắp đặt phù hợp, tình trạng lắp đặt giàn lạnh máy lạnh ở góc tường nóng khá phổ biến. Tuy nhiên điều này dễ dẫn đến tình trạng máy máy lạnh phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.
Không nên lắp giàn lạnh máy lạnh ở góc tường nóng
Cách khắc phục: Bạn nên lắp máy lạnh ở những góc mát để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát những bức tường xung quanh. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý không nên kéo hệ thống dẫn giữa dàn nóng, lạnh quá dài vì như vậy hệ thống sẽ không hoạt động tối ưu.
10. Để nhiệt độ máy lạnh ở mức quá thấp
Có một lầm tưởng rằng bật máy lạnh ở chế độ thấp nhất sẽ làm cho không gian giảm nhiệt độ và mát nhanh hơn mà không gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy lạnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi bạn bật máy lạnh và chọn nhiệt độ thấp nhất diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp sẽ làm cho chiếc điều hòa của bạn hoạt động kém đi, thậm chí là bị hỏng hóc nặng.
Bạn không nên để nhiệt độ máy lạnh ở mức quá thấp
Cách khắc phục: Bạn nên chọn chế độ trung bình khi bật máy lạnh 25 - 27 độ C hoặc chênh với nhiệt độ ở ngoài trời khoảng 5 - 7 độ C. Mức nhiệt này cũng giúp cho máy hoạt động hiệu quả và tăng tuổi thọ.
11. Công suất máy lạnh không đủ
Máy lạnh không lạnh, không mát có thể do công suất máy lạnh không đủ. Công suất máy lạnh bị chi phối bởi nhiều thứ như nguồn nhiệt ở trong phòng, vật liệu xây dựng, diện tích phòng, số lượng người sử dụng.
Phòng dưới 15m2 nên dùng máy lạnh có công suất hoạt động là 9000 BTU
Cách khắc phục: Để máy lạnh hoạt động hiệu quả và làm mát không khí tốt hơn, bạn nên lựa chọn điều hòa phù hợp với không gian diện tích lắp đặt.
Một số gợi ý lắp đặt công suất phù hợp với diện tích:
- Phòng dưới 15m2 nên dùng máy lạnh có công suất hoạt động là 9000 BTU.
- Phòng từ 15 - 20m2 nên chọn máy lạnh có công suất hoạt động là 12000 BTU.
- Phòng từ 20 - 30m2 nên chọn máy lạnh có công suất hoạt động là 18000 BTU.
- Phòng từ 30 - 40m2 nên chọn máy lạnh có công suất hoạt động là 24000 BTU.
12. Môi chất lạnh (gas lạnh) bị rò rỉ
Môi chất lạnh bị rò rỉ cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh, không mát. Vấn đề này khá phổ biến với hầu hết những gia đình hiện nay đang sử dụng thiết bị điện gia dụng này.
Thông báo cảnh báo thay thế môi làm lạnh bằng đèn báo của máy lạnh
Cách khắc phục: Nếu sự cố này xảy ra, bạn sẽ nhận được thông báo cảnh báo thay thế môi làm lạnh bằng đèn báo của máy lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, thay thế môi chất lạnh sẽ là một ý tưởng khôn ngoan hơn là cố gắng sửa chữa vì dung dịch này khá rẻ. Điều này cũng sẽ giúp cho việc sửa chữa toàn bộ máy điều hòa thêm phần hiệu quả.
13. Thiết bị bay hơi bẩn
Dàn bay hơi là thành phần quan trọng của máy lạnh giúp đảm bảo hoạt động tốt và làm cho ngôi nhà lạnh hơn. Máy lạnh sẽ không hoạt động hiệu quả nếu không có dàn bay hơi sạch sẽ và không thể giúp bạn thoải mái tận hưởng không khí mát mẻ trong mùa hè nóng nực oi ả.
Máy lạnh sẽ không hoạt động hiệu quả nếu không có dàn bay hơi sạch sẽ
Cách khắc phục: Kiểm tra thiết bị bay hơi, chú ý vệ sinh dàn bay hơi thường xuyên để duy trì chức năng của chính thiết bị. Việc vệ sinh định kỳ dàn bay hơi có thể được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, tùy theo tình hình sử dụng máy lạnh trong gia đình bạn.
Một số mẫu điện thoại hỗ trợ bạn tra cứu thông tin điện máy nhanh hơn:
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh không lạnh, không mát. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!