Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nồi cơm điện đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của người tiêu dùng. Vậy sự khác nhau giữa các loại nồi cơm điện là gì và nên lựa chọn loại nào cho phù hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
1. Định nghĩa về các loại nồi cơm
- Nồi cơm điện nắp rời
Nồi cơm điện nắp rời là loại nồi cơm điện với phần nắp có thể tháo rời được làm từ inox hay kính chịu nhiệt.

Nồi cơm điện nắp rời dễ dàng vệ sinh
- Nồi cơm điện nắp gài
Nồi cơm điện nắp gài là nồi cơm điện có nắp được gắn liền với thân nồi, thân và nắp có khóa gài, bản lề chắc chắn. Nhờ vào đó hạn chế được nhiệt lượng không bị thoát ra ngoài trong quá trình nấu, giúp cơm nấu thơm ngon hơn và giữa ấm tốt hơn.

Nồi cơm điện nắp gài giúp hạn chế lượng nhiệt thoát ra ngoài
- Nồi cơm điện tử
Nồi cơm điện tử là nồi cơm sử dụng chip điện tử có cài sẵn chương trình nấu và chế độ nấu, có khả năng điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu thích hợp. Khi kết thúc, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm và giữ ấm thức ăn.

Màn hình hiển thị LCD với đa dạng các chức năng
Hơn hết, nồi cơm điện tử được tích hợp bảng điều khiển có màn hình điện tử với đa dạng các chức năng như hầm, nấu cháo, làm bánh,…..
- Nồi cơm điện cao tần
Nồi cơm điện cao tần là khái niệm khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Nồi sử dụng công nghệ đốt nóng trong để nấu chín cơm từ trong ra ngoài.
Bạn có thể nhận diện nồi cơm điện cao tần bằng kí hiệu IH (Induction Heating – Công nghệ đốt nóng trong) trên thân nồi.

Kí hiệu IH giúp nhận diện nồi cơm điện cao tần
Tương tự như nồi cơm điện tử thì dòng nồi này cũng hoạt động trên khả năng tự điều chỉnh của chip điện tử được cài đặt sẵn các chương trình nấu đa dạng và hiển thị chức năng trên màn hình điện tử.
2. So sánh các loại nồi cơm
Dưới đây là bảng so sánh một số tiêu chí giữa các dòng nồi:
Tiêu chí so sánh | Nồi cơm điệnnắp rời | Nồi cơm điệnnắp gài | Nồi cơm điện tử | Nồi cơm điệncao tần |
Thiết kế | Phần nắp bằng inox hoặc kính chịu lực | Phần nắp gắn liền với thân nồi | Màn hình hiển thị LCD | Màn hình hiển thị LCD |
Nguyên lý hoạt động | Sử dụng mâm nhiệt | Sử dụng mâm nhiệt | Sử dụng mâm nhiệt Có khả năng tự điều chỉnh | Sử dụng công nghệ cảm ứng từ |
Thời gian nấu chín | 20 – 30 phút | 25 – 30 phút | 35 – 50 phút | 40 – 60 phút |
Công suất | 400W – 800W | 500W – 800W | 600W – 1300W | 1000W – 1400W |
Thời gian giữ ấm cơm | - Khoảng 1 tiếng - Khoảng 4-6 tiếng khi cắm điện liên tục, làm cơm khô | - Khoảng 2 tiếng - Khoảng 6 tiếng khi cắm cơm liên tục, làm cơm khô | - Khoảng 3 – 4 tiếng - Khoảng 6 – 20 tiếng mà không làm khô cơm | - Khoảng 4-5 tiếng - Khoảng 12 – 24 tiếng mà không làm khô cơm, giữ nguyên vị cơm |
Số lượng mâm nhiệt | 1 mâm nhiệt | 1-3 mâm nhiệt | 3 mâm nhiệt | Không có mâm nhiệt |
Dung tích | Thường 1.2 lít đến 2.2 lítCó nồi 7 lít đến 10 lít | Thường là 0.6 lít đến 3 lít | 1-1.5 líthoặc1.6-2 lít | Tương tự nồi cơm điện tử |
Chất liệu nồi | Hợp kim nhôm | Hợp kim nhôm | Hợp kim nhôm dày 2 – 3 mm | Hợp kim 6-7 lớp dày 2-4 mm |
Công nghệ nấu (tùy sản phẩm) | Không có | Công nghệ Fuzzy logic | Công nghệ nấu 2D, 3DCông nghệ Fuzzy logic | Công nghệ nấu cao tần giúp hạt cơm nở đều, dẻo thơm và không bị nát |
Bảng điều khiển | Nút nhấnhoặcNút gạt | Nút nhấnhoặcNút gạt | Cảm ứngMàn hình hiển thị | Cảm ứngMàn hình hiển thị |
Giá thành | Từ 200.000 đến 1.000.000 đồng | Từ 300.000 đến 3.000.000 đồng | Lớn hơn 500.000 đồng | Lớn hơn 2.000.000 đồng |
Bảng so sánh giữa các loại nồi cơm điện
Công nghệ 2D, 3D: Nồi cơm có 2 mâm nhiệt thường gọi là nồi cơm có công nghệ nấu 2D, tượng tự cách gọi công nghệ 3D.
Công nghệ Fuzzy logic: Công nghệ dùng vi xử lý thế hệ mới, tự động điều chỉnh nhiệt độ nấu phù hợp với lượng nước và lượng gạo nấu trong nồi.
3. Ưu, nhược điểm của mỗi loại nồi cơm
Loại nồi | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nồi cơm điện nắp rời | - Dễ vệ sinh- Thời gian nấu nhanh - Dung tích nồi lớn - Giá thành khá mềm | - Khả năng giữ nhiệt kém - Cơm nấu dễ bị trào - Hạn chế mẫu mã, thiết kế - Chất lượng cơm kém hơn các loại nồi khác |
Nồi cơm điện nắp gài | - Giữ nhiệt tốt hơn nồi nắp rời - Thiết kế nắp gài tiện dụng - Phân khúc giá rộng | - Khâu vệ sinh tháo lắp nồi phức tạp - Không có dung tích nồi lớn |
Nồi cơm điện tử | - Cơm nấu chín đều, ngon hơn và thơm hơn nồi cơm điện cơ - Chức năng nấu đa dạng - Thời gian giữ nhiệt tốt hơn, cơm lâu hư hơn và chất lượng cơm tốt hơn | - Thời gian nấu cơm lâu hơn - Phải cẩn thận khi rửa để không làm hỏng các vi mạch - Khó sử dụng khi mới dùng - Giá khá cao |
Nồi cơm cao tần | - Hạt cơm không những ngon, chín đều mà còn không bị vỡ, săn chắc - Cơm có thể giữ ấm đến 24h mà không bị hôi thiu - Chức năng nấu đa dạng | - Khó sử dụng vì nhiều phần hướng dẫn chỉ có tiếng Nhậ - Khó sửa chữa vì cần linh kiện nội địa (Nhật) - Giá thành cao - Thời gian nấu cơm lâu - Tốn điện hơn các loại khá |
So sánh ưu nhược điểm giữa các loại nồi cơm
4. Nên mua nồi cơm loại nào?
Với những ưu, nhược điểm và chức năng của từng dòng nồi đã nói trên, người tiêu dùng có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân và gia đình
Nồi cơm điện cơ có giá thành khá rẻ, dễ sử dụng và có thời gian nấu nhanh đặc biệt phù hợp với các gia đình bận rộn và không có nhu cầu sử dụng các chức năng cao.
Có lẽ, điểm khác biệt lớn nhất giữa nồi cơm điện nắp gài và nồi cơm điện nắp rời chính là khả năng vệ sinh và giữ nhiệt. Thế nên, bạn nên dựa vào 2 đặc điểm này để lựa chọn giữa hai loại nồi trên.

Nồi cơm điện tử và cao tần sẽ cho chất lượng cơm tốt hơn nồi cơ
Mặt khác, nếu bạn muốn một chiếc nồi sang trọng và có giá cả phải chăng, tiết kiệm điện và dễ sử dụng thì nên chọn nồi cơm điện tử.
Còn nếu bạn muốn thể hiện sự đẳng cấp, có điều kiện và nhu cầu sử dụng nhiều chức năng thì nồi cơm điện cao tần sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn.

Nồi cơm điện cao tần có giá khá cao hơn các dòng còn lại
Hy vọng rằng việc cung cấp những ưu, nhược điểm của các dòng nồi trên sẽ giúp bạn có đủ cơ sở để lựa chọn dòng nồi phù hợp với gia đình mình nhất nhé!