Mặc dù công nghệ ngày nay đã đơn giản và tiện lợi hoá việc chụp ảnh, nhưng hiệu ứng “mắt đỏ" vẫn là một trong những nguyên nhân làm hỏng bức ảnh nghệ thuật của bạn. Hãy cùng đào sâu tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh flash “kỳ lạ” trên qua bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng mắt đỏ khi chụp hình flash là gì?
Đây là hiện tượng thường xảy ra với đôi mắt khi tiến hành chụp chân dung thiếu sáng bằng cách đánh flash vào mắt đối tượng. Chính ánh flash gây ra sự thay đổi màu sắc của đôi mắt dẫn tới ánh mắt không bình thường và có màu đỏ khá “kinh dị".
Tình trạng
2. Nguyên nhân của hiện tượng mắt đỏ khi chụp hình
Theo cơ chế sinh học, mắt người sẽ tự động điều chỉnh để thích nghi trong những điều kiện ánh sáng khác nhau. Ví dụ, trong điều kiện ánh sáng tối, đồng tử của mắt sẽ giãn ra giúp ánh sáng đi vào con ngươi nhiều hơn, ngược lại, đồng tử của mắt sẽ co hẹp khi bị chiếu bởi ánh sáng chói chang.
Vì vậy, khi bị chụp bởi chế độ flash (vốn được sử dụng để chiếu sáng trong môi trường tối), đồng tử mắt đang từ trạng thái mở to, không thể nhanh chóng thu hẹp lại. Điều này vô tình rọi chiếu được những mạch máu màu đỏ trên màng mạch (một lớp mô nằm phía sau mắt có tác dụng nuôi dưỡng võng mạc), dẫn đến kết quả hình chụp mắt có hiệu ứng đỏ.
Không chỉ con người mà con vật khi chụp flash trong đêm cũng gặp tình trạng này
3. Cách khắc phục hiện tượng mắt đỏ khi chụp
3.1. Khắc phục bằng các phương pháp thủ công
- Không nhìn trực tiếp vào ống kính
Phương pháp phổ biến nhất là đừng nhìn trực tiếp vào ống kính hoặc lựa chọn góc chụp mà mắt bạn bị lệch đi so với hướng phát ánh sáng của ống kính. Điều này khiến mắt bị chiếu sáng trực tiếp bởi ánh sáng flash, giúp tránh được tình trạng trên.
Không nhìn trực tiếp vào ống kính để hạn chế tình trạng trên
- Làm sáng môi trường xung quanh nơi chụp
Theo cơ chế trên, môi trường xung quanh càng sáng càng giúp con ngươi thu nhỏ hơn. Vì vậy, khi đèn flash chiếu thẳng vào mắt, mắt sẽ kịp thời phản ứng giúp hạn chế ảnh bị “mắt đỏ".
Làm sáng môi trường xung quanh nơi chụp giúp mắt thích nghi trước
- Bật chế độ Khử mắt đỏ trên máy ảnh
Sớm phát hiện tình trạng này, những chiếc máy ảnh Nikon đã được trang bị tính năng khử mắt đỏ. Để bật chế độ này, bạn thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Nhấn và giữ phím tia sét để chọn chế độ đèn flash.
Chọn chế độ đèn flash
+ Bước 2: Màn hình xuất hiện chế độ hiện tại của đèn Flash > Xoay con lăn về phía sau thân máy và chuyển qua các chế độ TTL > READ > RED EYE, dừng lại khi màn hình hiển thị biểu tượng hình con mắt như minh hoạ.
Điều chỉnh máy đến chế độ mắt đỏ
- Đặt đèn flash và ống kính máy ảnh cách xa nhau
Cách này không có tác dụng với những thiết bị chụp ảnh có đèn flash gắn liền như điện thoại, nhưng có thể áp dụng với các loại máy ảnh chuyên nghiệp kèm flash rời. Bạn có thể tuỳ chỉnh khoảng cách giữa ống kính và đèn flash để làm giảm cường độ ánh sáng đi vào mắt, nhờ đó giảm hiệu ứng mắt đỏ.
Đặt đèn flash và ống kính máy ảnh cách xa nhau
- Sử dụng các thiết bị điện thoại có chế độ nháy đèn trước khi chụp
Không chỉ các nhà sản xuất máy ảnh mà ngay cả các thiết bị di động cũng đã tăng cường thêm tính năng nháy đèn trước khi chụp để hạn chế tình trạng này. Cụ thể, bạn có thể chọn tính năng này để mắt có thời gian thích nghi và điều chỉnh co giãn các mạch máu.
3.2. Khử mắt đỏ bằng phần mềm Photoshop
- Sử dụng công cụ Red Eye Tool
+ Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Spot Healing Brush Tool > Chọn công cụ Red Eye Tool.
Chọn công cụ Red Eye Tool
+ Bước 2: Khoanh vùng mắt đỏ để tiến hành khử mắt đỏ > Bỏ chuột ra, ta có kết quả đã được khử mắt đỏ như hình dưới đây.
Kết quả khử mắt đỏ bằng Red Eye Tool
- Sử dụng công cụ Brush
Dưới đây là video hướng dẫn nhanh cách sử dụng công cụ Brush để đổi màu mắt:
+ Bước 1: Nhấn phím D để bảng màu của Photoshop trở về bảng màu mặc định > Nhấn vào Brush Tool > Chỉnh Opacity về 80 - 90%.
Chọn chế độ cọ và chỉnh độ mờ của cọ
+ Bước 2: Nhấn vào Brush Preset picker > Chỉnh kích cỡ cọ để phù hợp với vùng mắt.
Chỉnh kích cỡ của cọ
+ Bước 3: Tô màu đen lên vùng mắt bị đỏ và hoàn tất.
Ta có được kết quả như hình trên
Sử dụng công cụ Brush cho hiệu ứng thật hơn so với cách trên và phù hợp nhất với màu mắt đen hoặc nâu, tuy nhiên với những màu mắt khác, bạn nên sử dụng cách bên dưới.
- Đổi màu mắt bằng Photoshop
Dưới đây là video hướng dẫn nhanh cách đổi màu mắt:
+ Bước 1: Click đúp vào biểu tượng Edit in Quick Mask Mode ở góc trái > Xuất hiện giao diện mới, trong bảng chọn Quick Mask Options để Opacity là 100% > Nhấn vào màu để chọn màu khác, nên chọn tông lạnh như xanh biển hoặc xanh lam > Chọn OK > OK để lưu lại.
Truy cập Edit in Quick Mask Mode
+ Bước 2: Nhấn vào Edit in Quick Mask Mode > Chọn công cụ Brush Tool.
+ Bước 3: Nhấn Q để tạo vùng chọn > Dùng tổ hợp phím Shift + Ctrl + I để đảo ngược vùng chọn.
Ta có được vùng chọn như hình trên
+ Bước 4: Tại Layer Panel chọn Create new fill of adjustment layer > Chọn tính năng Hue/Saturation….
+ Bước 5: Nhấn vào ô Colorize > Điều chỉnh thanh Hue, Saturation và Lightness để thay đổi màu mắt.
Tuỳ chỉnh thay đổi màu mắt
4. Tại sao có một số người không bị mắt đỏ khi chụp hình flash?
Trên thực tế, không phải ai cũng bị hiện tượng mắt đỏ khi lên hình. Bởi mỗi người có một kích thước đồng tử khác nhau, sự co giãn và số lượng mạch máu cũng khác nhau. Vì thế khi chụp ảnh, có người sẽ gặp hiện tượng này, có người không.
Trường hợp dễ xảy ra hơn là khi một nhóm bạn chụp hình, một số người không nhìn trực diện vào ống kính hoặc không đứng thẳng góc với đèn của máy sẽ không bị tình trạng trên so với những người còn lại.
Một số mẫu điện thoại hiện đại với chất lượng chụp ảnh vượt trội:
Trên đây là bài viết giải thích nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mắt đỏ khi chụp ảnh flash. Chúc bạn xử lý thành công tình trạng trên để có được những bức ảnh hoàn hảo.