LED, OLED, AMOLED là những thuật ngữ đã khá quen thuộc với người dùng công nghệ, vậy P-OLED là gì, có gì khác biệt với OLED, hãy cũng tìm hiểu nhé!
1. Màn hình P-OLED là gì?
Màn hình P-OLED hay POLED, viết tắt của plastic OLED, là một dạng đặc biệt của công nghệ OLED, sử dụng tấm nền OLED bằng nhựa thay vì thủy tinh như trên các mẫu OLED truyền thống.Công nghệ màn hình này được nghiên cứu và sản xuất bởi LG.

Màn hình P-OLED có tấm nền bằng nhựa thay vì bằng kính
2. Cấu tạo của màn hình P-OLED
Ở cấu trúc màn hình OLED thông thường, các tấm nền TFT sẽ được làm bằng chất liệu thủy tinh, ở màn hình P-OLED các tấm nền đó sẽ được thay bằng nhựa để tối ưu độ mỏng, các lớp bên trên bao gồm các điểm ảnh và lớp phản quang đều giống như màn hình OLED thông thường.
Màn hình P-OLED của LG sử dụng nhựa Polyamide, trong khi đó công nghệ màn hình Eco²OLED uốn cong của Samsung trên dòng Galaxy Z Fold3 5G và Z Flip3 5G sẽ sử dụng chất liệu nhựa PET.

P-OLED có thể được làm mỏng và uốn dẻo tốt
3. Đặc điểm của màn hình POLED
- Có khả năng uốn cong, gấp lại
Do màn hình P-OLED được làm từ loại nhựa dẻo nên chúng có thể uốn cong được.
- Cho phép màn hình mỏng hơn
Lớp nhựa sẽ mỏng hơn nhiều so với loại kính cho nên màn hình P-OLED cũng sẽ mỏng hơn.
- Chống va đập và chống vỡ trong màn tốt hơn
Do lớp nhựa được làm mỏng và ép chặt vào màn hình, ngoài ra do được làm từ nhựa dẻo nên chúng cũng sẽ bền hơn rất nhiều.

Màn POLED có nhiều ưu điểm, nhưng giá thành sản xuất khá cao
- Công nghệ sản xuất còn đắt
Tuy mang nhiều lợi điểm nhưng công nghệ sản xuất màn hình này còn khá đắt do quy trình lắp ráp, chế tạo P-OLED cần đầu tư rất nhiều, nên giá thành màn P-OLED thậm chí còn đắt hơn OLED.
4. Màn hình P-OLED so với AMOLED
Công nghệ màn hình AMOLED là màn hình OLED được Samsung tùy chỉnh ma trận màn hình, sau đây là bảng so sánh giữa hai công nghệ P-OLED và AMOLED:
|
P-OLED
|
AMOLED
|
Độ dày
|
Mỏng hơn
|
Dày hơn do có thêm lớp TFTs
|
Màu sắc
|
Màu đen sâu hơn do nhựa ít phản chiếu hơn kính
|
Độ tương phản tốt hơn
|
Khả năng uốn cong
|
P-OLED uốn cong được
|
Uốn cong được nếu sử dụng công nghệ Eco²OLED tương tự như màn Dynamic AMOLED 2X trên Galaxy Z Fold 3 5G. Các mẫu AMOLED thông thường sẽ không uốn cong được
|
5. Màn hình P-OLED có trên thiết bị nào?
Apple Watch
Màn hình trên Apple Watch là loại màn hình OLED uốn cong, hầu hết được sản xuất và cung cấp bởi LG. Được biết, tuy không được nhắc đến là màn hình P-OLED trên cấu hình của Apple Watch, nhưng công nghệ sản xuất với khả năng uốn cong và độ mỏng kinh ngạc của màn hình chính là màn hình P-OLED.
-800x506.jpg)
Màn hình trên Apple Watch
Điện thoại
Trước đây màn hình P-OLED từng được trang bị trên các mẫu flagship của LG và trên Google Pixel 2, dự kiến trong tương lai, màn hình P-OLED sẽ được sử dụng trên các mẫu điện thoại gập.

LG Flex 2 là chiếc smartphone đầu tiên sở hữu màn hình P-OLED
Màn hình trong xe hơi
Màn hình P-OLED còn được trang bị trên các mẫu xe hơi cao cấp để làm màn hình hiển thị trong xe hơi, chiếm đến 25,6% thị phần và đạt chứng nhận TUV Rheinland Eye Comfort Display (thoải mái cho mắt) để áp dụng trên xe hơi.
-800x534.jpg)
Màn hình trong xe hơi
Tham khảo điện thoại với đa dạng công nghệ màn hình đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn về màn hình P-OLED với các ưu điểm, nhược điểm và các sản phẩm được áp dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!