Chip Intel Core M là bộ vi xử lý chạy trên nền tảng kiến trúc Broadwell (thế hệ thứ 5) là thế hệ chip mới nhất đang được tích hợp trên các máy tính xách tay, máy tính bảng ở thời điểm hiện tại.
Intel Broadwell có kích thước được thu nhỏ lại so với Haswell, dòng CPU Core thế hệ thứ 4 phổ biến trên thị trường hiện nay của Intel. Kích thước ở đây không chỉ là kích thước hình dáng bên ngoài của cả con chip mà còn là kích thước bên trong cấu trúc về những bóng bán dẫn cấu thành CPU. Haswell sử dụng công nghệ bán dẫn 22nm, còn Broadwell chỉ là 14nm (kích thước bóng bán dẫn càng nhỏ thì càng tăng số lượng bóng có mặt trên một đơn vị diện tích, và nó sẽ giúp tăng sức mạnh cho chip). Ngoài ra, còn một vấn đề cực quan trọng nữa là việc thu gọn kích thước này còn giúp chip giảm lượng điện tiêu thụ, nhiệt lượng tỏa ra ít hơn, điều này giải thích cho việc cho dòng chip này có thông điệp là "Fanless Challenge" (tạm dịch: thách thức không cần quạt).
Khi Broadwell chính thức ra mắt, nó được sản xuất nhiều phiên bản để tương ứng với nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay:Broadwell-D: dành cho máy tính để bàn (socket LGA1150)
Broadwell-H: những con chip có TDP vào khoảng 35W và 55W, dùng cho các hệ thống máy tính all-in-one, máy tính nhỏ gọn dùng bo mạch Mini-ITX, máy tính xách tay đòi hỏi cấu hình mạnh, máy tính chơi game... Intel cũng có cung cấp Broadwell-H dạng socket cho máy tính để bàn.
Broadwell-U: SoC có TDP từ 15W trở xuống, dùng cho Ultrabook của các máy NUC
Broadwell-Y: SoC có TDP từ 10W trở xuống, dùng cho máy tính bảng và một vài kiểu Ultrabook đặc biệt.
Broadwell-M: phiên bản dùng cho laptop truyền thống
Broadwell-EP: các CPU này sẽ có tên thương mại là Intel Xeon E5, chủ yếu xài trong máy chủ
Broadwell-EX: dùng trong các hệ thống máy tính đặc biệt
Broadwell-Y chính là Intel Core M chứ không phải là Broadwell M. Broadwell-Y Core M chính là vi xử lý Broadwell đầu tiên được bán ra thị trường và theo hãng Intel công bố thì nó là vi xử lý thương mại đầu tiên trên thế giới được sản xuất trên dây chuyền 14nm.
Core M sẽ có vi xử lý hai nhân, hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (4 luồng tất cả), mỗi nhân như thế sở hữu 2MB cache. Ngoài ra chip còn được tích hợp bộ xử lý đồ họa Intel HD Graphics (GPU GT2). Các thiết bị chạy Core M có thể dùng tối đa 8GB RAM DDR3. Điểm nhấn của dòng chíp này là việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ, một trong những cải tiến lớn của Intel Core M, dòng chip này chỉ cần nguồn điện 4,5W (TDP) để vận hành, so với 11,5 W của chip tiền nhiệm Haswell thế hệ 4 ra mắt 2013.
Một dòng Core M ra mắt đầu tiên gồm:
1. Core M-5Y70 1.1 GHz hai nhân (dual-core) với tốc độ xung nhịp tăng tối đa ở mức 2,6 GHz.
2. Core M-5Y10a 800 MHz hai nhân (dual-core) với tốc độ xung nhịp tăng tối đa ở mức 2 GHz.
3. Core M-5Y10 800 MHz hai nhân (dual-core) với tốc độ xung nhịp tăng tối đa ở mức 2 GHz.
Các dòng sản phẩm này hỗ trợ bộ nhớ LPDDR3L 1600, sẽ kết hợp cùng chip xử lý đồ họa Intel HD 5300, tốc độ 100 MHz. Core M-5Y70 có tốc độ xử lý đồ họa tối đa lên đến 850 MHz, hai dòng còn lại ở mức 800 MHz.
Vẫn còn cần nhiều thời gian hơn để có thể kiểm nghiệm các thông số tuyệt vời mà Intel đã công bố trong hôm nay với giới công nghệ. Sau đây là một số điểm lại một số điểm nhấn nổi bật của chip Core M:
- Hiệu suất xử lý, tính toán nhanh hơn 50% thế hệ thứ 4
- Hiệu suất đồ hoạ nhanh hơn 40% thế hệ thứ 4
- Tăng thời gian sử dụng pin của máy tính thêm 30% so với thế hệ thứ 4
- Hiệu suất tỏa nhiệt thấp hơn 60% so với thế hệ thứ 4
+ Siêu mỏng, không cần quạt tản nhiệt giúp sản phẩm có thiết kế mỏng và nhẹ hơn.
Với ưu điểm là trang bị công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) và công nghệ ép xung (Turbo Boot) cho phép Core M xử lý 4 nhân và khả năng tự tăng tốc lên tốc độ tối đa tương đương với chip Core i. Xử lý các tác vụ bình thường sẽ chạy ở tốc độ trung bình để tiết kiệm pin tối đa.
Dòng sản phẩm này thường phù hợp dành cho khách hàng văn phòng, doanh nhân đáp ứng nhu cầu về làm việc văn phòng, giải trí thông dụng và tìm kiếm 1 chiếc laptop pin lâu, mỏng nhẹ kiểu dáng thời trang.