Điểm danh 6 loại chất liệu nồi, chảo an toàn cho sức khỏe
Hiện nay có rất nhiều loại chất liệu nồi và chảo. Vậy bạn có biết những chất liệu nào tốt cho sức khỏe chưa? Hãy cùng Thế Giới Di Động điểm qua 6 loại chất liệu an toàn cho sức khỏe thông qua bài viết này.
1. Nồi đất
Nồi đất là loại nồi làm từ đất sét, cần thời gian khá lâu để làm nóng nhưng bù lại khả năng giữ nhiệt tốt.
Những món ăn được nấu bằng nồi đất mang lại một hương vị rất đặc trưng phải kể đến các món như: Cá kho tộ, thịt kho tiêu, kho quẹt kèm rau luộc,...
Do được làm hoàn toàn bằng chất liệu tự nhiên nên nồi đất rất an toàn cho sức khỏe, không lo tình trạng hoen gỉ như những loại nồi kim loại kém chất lượng trên thị trường.
2. Nồi inox
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại inox tùy theo tỷ lệ chất liệu tạo nên hợp kim, do đó về độ bền, độ dẫn nhiệt và độ sáng bóng cũng không giống nhau.
Có 3 loại nồi inox phổ biến được sử dụng trên thị trường:
- Inox 304 (18% crom, 10% Niken)
Không chứa tạp chất, khó oxy hóa, không phản ứng hóa học với thực phẩm, bề mặt sáng bóng. Khuyết điểm là không bắt từ (tức là không xài trên bếp điện từ được), các sản phẩm sử dụng loại chất liệu này giá thành khá cao nên người tiêu dùng bình dân khó tiếp cận.
- Inox 210 (18% crom, 3% Niken)
Có chứa tạp chất, dễ oxy hóa, độ bóng thấp hơn inox 304, không bắt từ. Bù lại là không phản ứng với thực phẩm, giá thành thấp.
- Inox 430 (18% crom, 0.75% Niken)
Cũng mang các đặc tính tương tự như inox 210 nhưng có khả năng bắt từ, vì thế được dùng để sản xuất các nồi chảo inox sử dụng cho bếp từ.
3. Nồi hợp kim nhôm
Hợp kim nhôm là chất liệu rất thông dụng hiện nay, chất liệu này chính là vật liệu yêu thích của các hãng đồ gia dụng.
Hợp kim nhôm bao gồm nhôm và các kim loại khác như đồng, thiếc, mangan, silic, magie. Hợp kim nhôm cứng hơn, tận dụng được những ưu điểm như nhẹ, dẫn nhiệt tốt,… của nhôm và hạn chế những nhược điểm vốn có của nó là dễ oxy hóa thực phẩm.
Từ đó, nồi, chảo bằng hợp kim nhôm có ưu điểm là nhẹ, bền, không vỡ, dẫn nhiệt tốt, giữ nhiệt lâu và nhất là giá thành rẻ.
4. Nồi nhôm được oxy hóa
Chất liệu này được người tiêu dùng đánh giá cao hơn so với inox, do việc được xử lý bằng các phản ứng tĩnh điện giúp “chặn” các tạp chất còn lại trong nhôm trong quá trình sản xuất như Anodized, công nghệ mới trong sản xuất sẽ giúp sản phẩm có được độ bền cao cũng như mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Nó cũng được sử dụng tương tự như là một “vật liệu chống dính, trầy xước” trong sản xuất đồ gia dụng. Ưu điểm là với chất liệu nhôm nguyên chất, nồi có khối lượng nhẹ, độ dẫn nhiệt cao nên tiết kiệm thời gian nấu nướng.
5. Nồi chảo hợp kim được phủ lớp chống dính
Để việc thực hiện các món chiên và xào dễ dàng hơn và thực phẩm không bị dính, nhiều nhà sản xuất đã phủ lên nồi, chảo của mình một lớp chống dính. Chất liệu của lớp chống dính này có thể là: Titan, Whitford, Ceramic, Teflon, đá hoa cương,... tùy vào công nghệ của từng hãng.
Điểm chung của các loại nồi và chảo chống dính này là đều an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nhưng bạn cần tránh những mặt hàng kém chất lượng, vì lớp chống dính của những mặt hàng này rất dễ tróc ra và bám vào thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
6. Nồi, chảo thủy tinh
Thủy tinh luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các căn bếp tại bởi vì tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn cho sức khỏe do không có các tạp chất gây hại.
Chất liệu thủy tinh được đánh giá là dẫn nhiệt tốt hơn kim loại nên tiết kiệm được thời gian khi nấu.
Bên cạnh tính thẩm mỹ thì một nguyên nhân khác khiến cho nồi, chảo thủy tinh được chọn là chất liệu thủy tinh dễ chùi và vệ sinh hơn, không bị bám đen ở đáy nồi như những nồi kim loại kém chất lượng
Nồi chảo thủy tinh có khả năng chịu sốc nhiệt từ - 40 độ tới 400 độ C và chịu va đập tương đối tốt.
Vừa rồi là 6 loại chất liệu làm nồi, chảo an toàn với sức khỏe mà bạn có thể cân nhắc sắm về cho gian bếp của mình. Hy vọng bài viết đã giúp được bạn ít nhiều, hẹn gặp lại ở những bài viết sau!