Điểm danh 4 loại công nghệ nấu phổ biến trên nồi cơm điện
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì ngày nay các nồi cơm điện cũng đang ngày càng được nâng cấp và tích hợp nhiều tính năng cũng như công nghệ đa dạng. Hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu các công nghệ nấu của nồi cơm điện từ đơn sơ đến hiện đại như ngày nay nhé!
Các loại nồi cơm phổ biến trên thị trường:
- Loại 1: Nồi cơm điện có một bộ phận đun nóng chính – đây là bộ phận có điện trở nhiệt lớn, tạo ra nhiệt để làm chín cơm. Nó nằm ở dưới đáy nồi, có hình tròn nên được gọi là mâm nhiệt.
- Loại 2: Nồi cơm điện có một mâm nhiệt dưới đáy nồi + bộ phận đun nóng phụ. Bộ phận phụ này nằm ở nắp nồi và quấn quanh thân nồi.
- Loại 3: Nồi cơm điện không có mâm nhiệt, sử dụng cảm ứng từ để làm nóng trực tiếp. Kiểu làm nóng này thường được trang bị ở các mẫu nồi cơm điện cao tần.
Vậy mâm nhiệt là gì và có cấu tạo như thế nào?
- Mâm nhiệt gồm dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, được lắp vào dưới đáy nồi. Giữa mâm là bộ cảm biến nhiệt, có tác dụng ngắt khi đạt đến nhiệt độ nhất định, tự động chuyển qua chế độ hâm khi cơm chín.
- Chất lượng của mâm nhiệt ảnh hưởng rất nhiều đến nồi cơm điện. Một mâm nhiệt kém tiêu chuẩn sẽ làm nồi dễ bị chập mạch, hỏng lò xo, dẫn đến cơm nấu bị cháy khét hoặc không chín.
1. Công nghệ nấu 1D
Đây là một công nghệ nấu ở thời kì đầu của nồi cơm điện. Một mâm nhiệt sẽ được đặt ở phía dưới đáy nồi, dùng công suất cao để nấu cơm nhanh chín. Nhược điểm của loại công nghệ này đó là quá tập trung vào đốt nóng ở đáy nồi, điều này làm cho cơm khi chín thường bị cháy ở phần tiếp xúc đáy nồi.
Nhiệt từ đáy nồi đẩy lên làm cơm nhanh chín
2. Công nghệ nấu 2D
Là loại nồi cơm có sẵn một mâm nhiệt dưới đáy nồi, thêm vào đó là một bộ phận điện trở nhiệt phụ được quấn xung quanh thân nồi. Với sự thêm vào một bộ phận điện trở phụ, nhiệt lượng tỏa ra từ dưới đáy nồi và xung quanh nồi giúp cơm khi chín có chất lượng tốt hơn.
Thêm nhiệt tỏa ra từ xung quanh giúp cơm chín ngon hơn
3. Công nghệ nấu 3D
Ngoài việc có thiết kế giống với công nghệ nấu 2D thì trên nắp nồi cơm điện được trang bị thêm một mâm nhiệt phụ. Điều này giúp cơm chín đều từ trong ra ngoài, không lo bị khô hoặc nhão khi nấu.
Hạn chế được tình trạnh cơm bị cháy do nhiệt được tỏa ra từ ba phía
4. Công nghệ nấu cao tần
Loại cơm điện này không có mâm nhiệt mà dùng công nghệ cảm ứng từ trường để làm nóng nồi trực tiếp, nhiệt lượng truyền thẳng vào hạt gạo giúp gạo chín đều, không lo đến chất lượng cơm khi chín.
Cơm sẽ thơm ngon hơn khi được nấu bằng công nghệ cảm ứng từ
Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn đã hiểu rõ hơn về các loại công nghệ nấu trên nồi cơm điện. Hẹn gặp lại bạn vào các bài viết sau.
Xem thêm:
>>> 5 lý do bạn nên mua ngay máy hút bụi cho nhà mình nhân dịp Tết này
>>> Máy hút bụi là gì? Có mấy loại? Nên chọn mua loại nào?
>>> Máy lọc không khí Kangaroo của nước nào? Có tốt và nên mua không?