Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

So sánh RTX 5090 và RTX 4090 về giá cả, sức mạnh, phù hợp cho ai

Tham khảo ngay các mẫu laptop Gaming bán chạy nhất:

1

Cả NVIDIA GeForce RTX 5090 và NVIDIA GeForce RTX 4090 là 2 mẫu card đồ họa cao cấp nhất của đội xanh Nvidia và là mơ ước của rất nhiều người. Vậy 2 GPU này có sức mạnh, giá cả và trải nghiệm khác nhau thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để rõ hơn nhé!

NVIDIA GeForce RTX 5090 và NVIDIA GeForce RTX 4090

NVIDIA GeForce RTX 5090 và NVIDIA GeForce RTX 4090

1. Tổng quan về thông số kỹ thuật NVIDIA GeForce RTX 5090 và NVIDIA GeForce RTX 4090

NVIDIA GeForce RTX 4090

  • Kiến trúc: Ada Lovelace, sản xuất trên tiến trình 5nm của TSMC.
  • Số lượng lõi CUDA: 16,384 lõi, nhiều hơn đáng kể so với RTX 5090.
  • Bộ nhớ: 24GB GDDR6X với tốc độ 22.4 Gbps, băng thông bộ nhớ 1,008 GB/s qua giao diện bus 384-bit.
  • Tốc độ xung nhịp: Xung nhịp cơ bản khoảng 2,235 MHz, xung nhịp tăng cường lên đến 2,520 MHz.
  • Mức tiêu thụ điện năng (TDP): Khoảng 450W
  • Lõi Ray Tracing: 128 lõi RT
  • Tensor Cores: 512 lõi Tensor, hỗ trợ tốt cho các ứng dụng AI và DLSS thế hệ trước.
  • Công nghệ nổi bật: Hỗ trợ DLSS 3, công nghệ ray tracing tiên tiến, phù hợp cho các tác vụ đồ họa nặng và chơi game ở độ phân giải rất cao với hiệu năng tối ưu.

NVIDIA GeForce RTX 5090

  • Blackwell (GB202): sản xuất trên tiến trình TSMC 4nm (N4P), sử dụng 92 tỷ transistor, là bước tiến lớn về hiệu suất và mật độ transistor so với Ada Lovelace trên 5nm của RTX 4090.
  • Số lượng lõi CUDA: 21.760 lõi CUDA, nhiều hơn đáng kể so với 16.384 lõi trên RTX 4090, mang lại sức mạnh xử lý vượt trội cho các tác vụ đồ họa và tính toán.
  • Bộ nhớ: 32GB GDDR7, tốc độ 28 Gbps, băng thông bộ nhớ lên tới 1.792 GB/s (1,8 TB/s) nhờ giao diện bus 512-bit, vượt trội so với 24GB GDDR6X, 22.4 Gbps, 1.008 GB/s trên RTX 4090.
  • Tốc độ xung nhịp: Xung nhịp cơ bản khoảng 2.010 MHz, xung nhịp tăng cường lên đến 2.410 MHz, thấp hơn một chút so với xung nhịp boost 2.520 MHz của RTX 4090 nhưng bù lại bằng số lượng lõi vượt trội.
  • Mức tiêu thụ điện năng (TDP): 575W, cao hơn đáng kể so với 450W của RTX 4090, yêu cầu nguồn PSU tối thiểu 1000W và hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ.
  • Lõi Ray Tracing: 170 lõi RT thế hệ 4, tăng 42 lõi so với 128 lõi RT của RTX 4090, nâng cao khả năng xử lý ray tracing trong các tựa game và ứng dụng đồ họa nặng.
  • Tensor Cores: 680 lõi Tensor thế hệ 5, hỗ trợ AI và DLSS 4 (Multi-Frame Generation), vượt trội so với 512 lõi Tensor trên RTX 4090, giúp tăng hiệu suất AI và xử lý hình ảnh thông minh hơn.
  • Công nghệ nổi bật: Hỗ trợ DLSS 4 (Multi-Frame Generation), Ray Tracing thế hệ mới, Reflex 2, DisplayPort 2.1, tối ưu cho chơi game ở độ phân giải cực cao (4K, 8K), các tác vụ AI, dựng hình và mô phỏng chuyên sâu.

Tổng quan về thông số kỹ thuật NVIDIA GeForce RTX 5090 và NVIDIA GeForce RTX 4090

Tổng quan về thông số kỹ thuật NVIDIA GeForce RTX 5090 và NVIDIA GeForce RTX 4090

Lý do nên chọn GeForce RTX 5090:

  • Số lõi CUDA vượt trội với 21.760 lõi, tăng hiệu năng xử lý đồ họa và tính toán so với 16.384 lõi của RTX 4090.
  • Bộ nhớ lớn hơn 32GB GDDR7, tốc độ 28 Gbps và băng thông bộ nhớ lên tới 1.792 GB/s, phù hợp cho các tác vụ đòi hỏi bộ nhớ lớn như dựng phim, mô phỏng và chơi game 8K.
  • Lõi Ray Tracing thế hệ 4 với 170 lõi RT, cải thiện khả năng xử lý ánh sáng và hiệu ứng ray tracing so với 128 lõi RT trên RTX 4090.
  • Tensor Cores thế hệ 5 với 680 lõi, hỗ trợ DLSS 4 (Multi-Frame Generation) giúp tăng chất lượng hình ảnh và hiệu suất AI vượt trội.
  • Hỗ trợ công nghệ mới nhất như DisplayPort 2.1 và Reflex 2, tối ưu cho trải nghiệm chơi game và làm việc chuyên nghiệp.

Lý do nên chọn GeForce RTX 4090:

  • Tiến trình 5nm của TSMC giúp cân bằng giữa hiệu năng và mức tiêu thụ điện năng với TDP 450W, thấp hơn đáng kể so với 575W của RTX 5090, tiết kiệm điện và dễ dàng hơn trong việc thiết kế hệ thống tản nhiệt.
  • Bộ nhớ 24GB GDDR6X với băng thông 1.008 GB/s vẫn đáp ứng tốt cho phần lớn các ứng dụng đồ họa và game 4K hiện nay.
  • Giá thành thấp hơn đáng kể (khoảng 1.599 USD so với 1.999 USD của RTX 5090), phù hợp với người dùng muốn hiệu năng cao nhưng không cần cấu hình cực đại.
  • Hỗ trợ DLSS 3 và công nghệ ray tracing tiên tiến, đủ mạnh cho các tác vụ đồ họa nặng và chơi game ở độ phân giải rất cao với hiệu năng tối ưu.

2. Hiệu năng thực tế qua các tựa game của RTX 5090 và RTX 4090

Hiệu năng thực tế qua các tựa game của RTX 5090 và RTX 4090

Hiệu năng thực tế qua các tựa game của RTX 5090 và RTX 4090

Dưới đây là các mức FPS của RTX 5090 và RTX 4090 khi test ở 3 mức độ phân giải ở các tựa game phổ biến.

  GeForce RTX 5090 GeForce RTX 4090
Độ phân giải + Cài đặt 1080p High 1080p Ultra 1440p Ultra 4K Ultra 1080p High 1080p Ultra 1440p Ultra 4K Ultra
The Witcher 3 366 338 234 127 288 265 187 100
Counter-Strike 2 379 271 209 98 329 244 185 91
Hogwarts Legacy 244 210 167 96 201 164 132 76
CoD: Modern Warfare III 337 333 269 184 274 258 221 149
Ghost of Tsushima 221 190 170 114 183 154 137 91
Cyberpunk 2077 259 231 166 77 227 208 143 68

Do RTX 5090 là thế hệ sau trực tiếp của RTX 4090 do đó việc 5090 có mức FPS cao hơn ở tất cả tựa game ở tất cả độ phân giải là điều hoàn toàn bình thường và không có gì khó hiểu cả.

Để có được sức mạnh vượt trội này thì tất nhiên cũng phải đánh đổi qua việc RTX 5090 cần đầu tư ban đầu cao hơn (tiền mua card và nguồn), tốn nhiều điện năng tiêu thụ hơn và hệ thống tản nhiệt phải tốt hơn để hệ thống hoạt động ổn định. 

 RTX 5090 và RTX 4090 Black Myth Wukong

RTX 5090 và RTX 4090 Black Myth Wukong

3. Hiệu năng RTX 5090 và RTX 4090 qua các bài kiểm tra phần mềm

Tương tự với khả năng chơi game thì ở các bài kiểm tra phần mềm thì RTX 5090 luôn vượt trội hơn so với RTX 4090, cụ thể bạn có thế xem qua chi tiết điểm như sau:

3DMark Benchmark

  • RTX 5090: 54,096 (+28% so với RTX 4090)
  • RTX 4090: 42,191

GeekBench 6 OpenCL

  • RTX 5090: 419,309 (+33% so với RTX 4090)
  • RTX 4090: 316,301

PassMark Graphics

  • RTX 5090: 40,359 (+5% so với RTX 4090)
  • RTX 4090: 38,303

4. Giá cả và độ phổ biến giữa RTX 5090 và RTX 4090

Nếu ở cương vị bản thân mình nếu không bị tài chính chi phối thì lựa chọn thế hệ sau là RTX 5090 sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều bị giới hạn ở đều này và thông thường nếu để phân vân thì sẽ là 90 series ở thế hệ trước và 80 series ở thế hệ sau như: So sánh RTX 5080 và RTX 4090 về giá cả, sức mạnh, phù hợp cho ai

Với mức giá của RTX 4090 chỉ là khoảng 50 triệu đồng còn RTX 5090 lại hơn 100 triệu đồng thì mức chênh lệch này đang quá cao và hiện tại việc chọn RTX 5090 không phải là một lựa chọn phù hợp về mặt hiệu năng trên giá thành.

Giá cả và độ phổ biến giữa RTX 5090 hay RTX 4090

Giá cả và độ phổ biến giữa RTX 5090 hay RTX 4090

Và thêm nữa RTX 5090 có mức TDP lên tới 550–600W, thậm chí có thể cao hơn khi ép xung. Điều này đòi hỏi bộ nguồn (PSU) công suất rất lớn (tối thiểu 1000W, khuyến nghị 1200W cho hệ thống cao cấp). Dù đã cải tiến, đầu nối này vẫn yêu cầu cắm chắc chắn, đúng kỹ thuật. Nếu cắm lỏng hoặc dây bị cong gập quá mức, nguy cơ sinh nhiệt, chảy nhựa hoặc cháy đầu nối vẫn có thể xảy ra. Một số người dùng và reviewer quốc tế báo cáo vẫn gặp hiện tượng nóng đầu cắm, thậm chí cháy đầu nối nếu dùng dây chuyển đổi kém chất lượng hoặc không cắm đủ chặt.

Hiện nay thì mình thấy hầu hết các cửa hàng bán lẻ linh kiện máy tính đều có cả 2 mẫu card đồ họa này ở nhiều phiên bản và nhiều mức giá khác nhau. Do đó việc chọn cửa hàng, thương hiệu, phiên bản để mua sẽ không còn quá khó khăn nữa. Lúc này thì tùy vào khả năng tài chính của bản thân mà đây ra lựa chọn phù hợp nhé.

5. Lựa chọn giữa RTX 5090 hay RTX 4090

Để kết luận lại thì giữa RTX 5090 hay RTX 4090 thì chắc chắn RTX 5090 sẽ là lựa chọn tốt hơn hẳn ở gần như tất cả mọi mặt liên quan đến hiệu năng. Tuy nhiên giá cả của RTX 5090 sẽ là một cản trở cực kỳ lớn khi đặt lên bàn cân so sánh với RTX 4090. RTX 4090 vẫn còn là một trong những card đồ họa cao cấp và đáp ứng cực kỳ tốt nhu cầu sử dụng cá nhân rồi.

RTX 5090 vượt trội hơn RTX 4090 ở hầu hết các bài benchmark và thử nghiệm game, với mức chênh lệch trung bình từ 20% đến 40% tùy thuộc vào ứng dụng và độ phân giải. Tuy nhiên, trong một số tựa game hoặc ứng dụng cụ thể, sự khác biệt về hiệu năng có thể không đáng kể. Và RTX 4090 vẫn đủ sức đáp ứng tốt nhu cầu chơi game ở độ phân giải 4K và làm việc với các ứng dụng đồ họa nặng.

Quyết định lựa chọn giữa RTX 5090 và RTX 4090 phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, ngân sách và ưu tiên cá nhân của bạn.

  • Nếu bạn cần hiệu năng đồ họa đỉnh cao, sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn, và muốn trải nghiệm các công nghệ mới nhất, RTX 5090 là lựa chọn không thể bỏ qua.
  • Nếu bạn cần một card đồ họa mạnh mẽ với hiệu năng cao, giá cả hợp lý, và vẫn đáp ứng tốt nhu cầu chơi game và làm việc, RTX 4090 là một lựa chọn tuyệt vời.

Hãy cân nhắc kỹ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân để đưa ra quyết định phù hợp nhất vì 2 chiếc card đồ họa này thật sự là 1 mức đầu tư lớn với hầu hết mọi người. 

Tin tức liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...